Hết hạn lấy ý kiến
Phê duyệt Đề án Quy hoạch mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
Ngày hết hạn: 18/07/2021
Lĩnh vực văn bản: Bảo trợ xã hội
Loại văn bản: Quyết định
Tóm tắt
Phê duyệt Đề án Quy hoạch mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
Lần dự thảo:

QUYẾT ĐỊNH

Phê duyệt Đề án Quy hoạch mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

   THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 luật có liên quan đến quy hoạch ngày 15 tháng 6 năm 2018;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Pháp lệnh số 01/2018/QH14 ngày 22 tháng 12 năm 2018 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của 04 pháp lệnh có liên quan đến quy hoạch;

Căn cứ Nghị quyết số 751/2019/UBTVQH14 ngày 16 tháng 8 năm 2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích một số điều của Luật Quy hoạch;

Căn cứ Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch;

Căn cứ Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2018 của             Chính phủ về triển khai thi hành Luật Quy hoạch năm 2017;

Căn cứ Nghị quyết số 110/NQ-CP ngày 02 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ về việc ban hành Danh mục các quy hoạch được tích hợp vào quy hoạch cấp quốc gia, vùng quy hoạch, quy hoạch tỉnh theo quy định tại điểm c, khoản 1 Điều 59 Luật Quy hoạch;

Căn cứ Quyết định số 542/QĐ-TTg ngày 20 tháng 4 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án quy hoạch mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 với các nội dung chủ yếu sau đây:

1. Quan điểm

a) Quy hoạch mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội được lập nhằm cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; phù hợp, thống nhất với các nội dung định hướng Chiến lược phát triển đất nước thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050; quy hoạch tổng thể quốc gia và các quy hoạch ngành quốc gia khác có liên quan, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh; phát huy năng lực, hiệu quả của các cơ sở trợ giúp xã hội hiện có;

b) Quy hoạch mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội phù hợp với đặc điểm từng vùng lãnh thổ, đảm bảo phù hợp về số lượng, quy mô, cơ cấu, loại hình cơ sở; cơ cấu dân số và số lượng người dân có nhu cầu trợ giúp xã hội; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận và thụ hưởng dịch vụ trợ giúp xã hội, nhất là người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người tâm thần, người nhiễm HIV/AIDS và đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp; đáp ứng được nhu cầu về chăm sóc, nuôi dưỡng cho đối tượng cần trợ giúp xã hội; phục hồi chức năng cho người khuyết tật; chữa trị, cai nghiện ma túy cho người nghiện.

c) Quy hoạch mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội bảo đảm phù hợp với khả năng đầu tư của Nhà nước và khả năng huy động nguồn lực xã hội để phát triển mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội; thực hiện đa dạng hóa các hình thức đầu tư, hình thức quản lý cơ sở trợ giúp xã hội theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa, huy động nguồn lực của cộng đồng, xã hội để phát triển công tác trợ giúp xã hội, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, nâng cao mức sống vật chất, tinh thần của đối tượng.

d) Quy hoạch mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội bảo đảm tính kế thừa, tính khoa học, thực tiễn; phù hợp với yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế.

đ) Quy hoạch có tính mở, linh hoạt, tùy thuộc vào tình hình và nhu cầu thực tế của các vùng, địa phương để xác định số lượng, quy mô của hệ thống các cơ sở trợ giúp xã hội trên từng địa bàn cho phù hợp, đáp ứng tốt nhất nhu cầu phục vụ đối tượng bảo trợ xã hội.

e) Củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động hệ thống cơ sở TGXH, phát triển các mô hình chăm sóc người có hoàn cảnh đặc biệt tại cộng đồng, khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân vào triển khai các mô hình chăm sóc, nhất là các mô hình chăm sóc người cao tuổi.

2. Mục tiêu

2.1. Mục tiêu chung

a) Phát triển mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, nâng cao chất lượng dịch vụ trợ giúp xã hội tiếp cận các nước tiên tiến trong khu vực, đáp ứng nhu cầu cần trợ giúp của người dân, hướng tới mục tiêu phát triển xã hội công bằng và hiệu quả; đáp ứng nhu cầu tiếp cận và thụ hưởng dịch vụ trợ giúp xã hội;góp phần phòng ngừa người dân rơi vào hoàn cảnh nghèo, đặc biệt khó khăn; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, nâng cao mức sống vật chất, tinh thần của đối tượng cần được trợ giúp.

b) Là công cụ pháp lý quan trọng để phục vụ việc hoạch định chính sách phát triển lĩnh vực an sinh xã hội; tổ chức không gian, quản lý mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội của ngành; đề xuất các giải pháp thực hiện quy hoạch cụ thể đối với từng loại cơ sở trợ giúp xã hội, phù hợp với từng địa phương, từng giai đoạn đoạn quy hoạch.

c) Là cơ sở để triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn trên địa bàn cả nước thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ về trợ giúp xã hội, đảm bảo tính khách quan, khoa học, công khai, minh bạch và hiệu quả.

d) Là cơ sở để huy động nguồn lực của cộng đồng, xã hội phát triển mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ trợ giúp xã hội tiếp cận các nước tiên tiến trong khu vực, đáp ứng nhu cầu trợ giúp của người dân, hướng tới mục tiêu phát triển xã hội công bằng và hiệu quả.

2.2. Mục tiêu cụ thể

Đến năm 2025

a) Củng cố, phát triển mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội công lập và ngoài công lập, trong đó các cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập đạt tối thiểu 49% số cơ sở vào năm 2025;

b) Số người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn không có người chăm sóc được tư vấn, trợ giúp và quản lý trường hợp từ các cơ sở trợ giúp xã hội đạt 75%, trong đó, ưu tiên trợ giúp người cao tuổi không có người phụng dưỡng, người tâm thần, người khuyêt tật nặng, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, nạn nhân bạo lực gia đình, nạn nhân bị buôn bán, người chưa thành niện không có nơi cư trú ổn định bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, trẻ em lang thang kiếm sống trên đường phố.

c) Tất cả các cơ sở trợ giúp xã hội bảo đảm các điều kiện tối thiểu tiếp cận đối với người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người tâm thần, người nhiễm HIV/AIDS, người nghiện ma túy và đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp.

Đến năm 2030

a) Củng cố, phát triển mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội công lập và ngoài công lập, trong đó các cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập đạt tối thiểu đạt 55% vào năm 2030;

b) Số người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn không có người chăm sóc được tư vấn, trợ giúp và quản lý trường hợp từ các cơ sở trợ giúp xã hội tối thiểu 80%.

c) Tất cả các cơ sở trợ giúp xã hội bảo đảm đầy đủ các điều kiện cần thiết phục vụ các đối tượng người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người tâm thần, người nhiễm HIV/AIDS, người nghiện ma túy và đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp.

Đến năm 2050

a) Củng cố, phát triển mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội công lập và ngoài công lập, trong đó các cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập đạt tối thiểu đạt 60% vào năm 2050;

b) Số người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn không có người chăm sóc được tư vấn, trợ giúp và quản lý trường hợp từ các cơ sở trợ giúp xã hội tối thiểu 90%.

c) Tất cả các cơ sở trợ giúp xã hội bảo đảm đầy đủ các điều kiện và trang thiết bị hiện đại phục vụ các đối tượng người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người tâm thần, người nhiễm HIV/AIDS, người nghiện ma túy và đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp.

3. Nội dung quy hoạch

Đến năm 2025: Hình thành, phát triển 607 cơ sở trợ giúp xã hội; trong đó có 310 cơ sở công lập và tối thiểu 297 cơ sở ngoài công lập.

Đến năm 2030: Hình thành, phát triển 706 cơ sở trợ giúp xã hội; trong đó có 317 cơ sở công lập và tối thiểu 389 cơ sở ngoài công lập.

Đến năm 2050: Hình thành, phát triển 825 cơ sở trợ giúp xã hội; trong đó có 330 cơ sở công lập và tối thiểu 495 cơ sở ngoài công lập.

Chi tiết theo phụ lục đính kèm, cụ thể như sau:

3.1. Tổng quy mô phục vụ: Nâng công suất phục vụ tại các cơ sở trợ giúp xã hội lên 70.000 đối tượng vào năm 2030 và 150.000 đối tượng vào năm 2050.

3.2. Hệ thống cơ sở trợ giúp xã hội gồm:

- Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người cao tuổi;

- Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt;

- Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật;

- Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí;

- Cơ sở bảo trợ xã hội tổng hợp;

- Trung tâm công tác xã hội.

- Cơ sở cai nghiện ma túy.

3.3. Phân bố mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội

Đến năm 2025:

a) Vùng Trung du và miền núi phía Bắc có 77 cơ sở, gồm: 04 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người cao tuổi; 08 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật; 09 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt;  06 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí; 21 cơ sở bảo trợ xã hội tổng hợp; 03 trung tâm công tác xã hội và 26 cơ sở cai nghiện ma túy.

b) Vùng Đồng bằng sông Hồng có 88 cơ sở, gồm: 12 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người cao tuổi; 10 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật; 08 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; 12 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí; 17 cơ sở bảo trợ xã hội tổng hợp; 07 trung tâm công tác xã hội và 22 cơ sở cai nghiện ma túy.

c) Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có 171 cơ sở, gồm: 10 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người cao tuổi; 32 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật; 44 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; 10 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí; 28 cơ sở bảo trợ xã hội tổng hợp; 09 trung tâm công tác xã hội và 38 cơ sở cai nghiện ma túy.

d) Vùng Tây Nguyên có 30 cơ sở, gồm: 03 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người cao tuổi; 03cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật; 07 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; 02 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí; 09 cơ sở bảo trợ xã hội tổng hợp; 01 trung tâm công tác xã hội và 05 cơ sở cai nghiện ma túy.

đ) Vùng Đông Nam Bộ có 163 cơ sở, gồm: 19 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người cao tuổi; 14 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật; 69 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; 02 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí; 30 cơ sở bảo trợ xã hội tổng hợp; 02 trung tâm công tác xã hội và 27 cơ sở cai nghiện ma túy.

e) Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 78 cơ sở, gồm: 10 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người cao tuổi; 07 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật; 20 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; 02 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí; 20 cơ sở bảo trợ xã hội tổng hợp; 06 trung tâm công tác xã hội và 13 cơ sở cai nghiện ma túy.

Đến năm 2030:

a) Vùng Trung du và miền núi phía Bắc có 92 cơ sở, gồm: 05 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người cao tuổi; 13 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật; 10 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt;  06 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí; 28 cơ sở bảo trợ xã hội tổng hợp; 04 trung tâm công tác xã hội và 26 cơ sở cai nghiện ma túy.

b) Vùng Đồng bằng sông Hồng có 97 cơ sở, gồm: 14 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người cao tuổi; 10 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật; 08 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; 12 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí; 24 cơ sở bảo trợ xã hội tổng hợp; 07 trung tâm công tác xã hội và 22 cơ sở cai nghiện ma túy.

c) Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có 194 cơ sở, gồm: 19 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người cao tuổi; 37 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật; 46 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; 10 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí; 31 cơ sở bảo trợ xã hội tổng hợp; 10 trung tâm công tác xã hội và 41 cơ sở cai nghiện ma túy.

d) Vùng Tây Nguyên có 35 cơ sở, gồm: 04 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người cao tuổi; 03cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật; 07 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; 03 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí; 12 cơ sở bảo trợ xã hội tổng hợp; 01 trung tâm công tác xã hội và 05 cơ sở cai nghiện ma túy.

đ) Vùng Đông Nam Bộ có 184 cơ sở, gồm: 22 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người cao tuổi; 15 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật; 69 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; 02 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí; 44 cơ sở bảo trợ xã hội tổng hợp; 03 trung tâm công tác xã hội và 29 cơ sở cai nghiện ma túy.

e) Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 104 cơ sở, gồm: 17 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người cao tuổi; 08 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật; 22 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; 02 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí; 29 cơ sở bảo trợ xã hội tổng hợp; 08 trung tâm công tác xã hội và 18 cơ sở cai nghiện ma túy.

Đến năm 2050:

a) Vùng Trung du và miền núi phía Bắc có 134 cơ sở, gồm: 07 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người cao tuổi; 13 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật; 11 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt;  06 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí; 53 cơ sở bảo trợ xã hội tổng hợp; 04 trung tâm công tác xã hội và 40 cơ sở cai nghiện ma túy.

b) Vùng Đồng bằng sông Hồng có 110 cơ sở, gồm: 15 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người cao tuổi; 12 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật; 08 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; 12 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí; 33 cơ sở bảo trợ xã hội tổng hợp; 08 trung tâm công tác xã hội và 22 cơ sở cai nghiện ma túy.

c) Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có 203 cơ sở, gồm: 23 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người cao tuổi; 39 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật; 46 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; 10 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí; 32 cơ sở bảo trợ xã hội tổng hợp; 10 trung tâm công tác xã hội và 43 cơ sở cai nghiện ma túy.

d) Vùng Tây Nguyên có 36 cơ sở, gồm: 04 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người cao tuổi; 03cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật; 07 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; 03 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí; 12 cơ sở bảo trợ xã hội tổng hợp; 01 trung tâm công tác xã hội và 06 cơ sở cai nghiện ma túy.

đ) Vùng Đông Nam Bộ có 218 cơ sở, gồm: 30 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người cao tuổi; 16 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật; 70 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; 02 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí; 65 cơ sở bảo trợ xã hội tổng hợp; 04 trung tâm công tác xã hội và 31 cơ sở cai nghiện ma túy.

e) Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 124 cơ sở, gồm: 18 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người cao tuổi; 09 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật; 22 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; 02 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí; 45 cơ sở bảo trợ xã hội tổng hợp; 08 trung tâm công tác xã hội và 20 cơ sở cai nghiện ma túy.

3.4. Tiêu chuẩn bố trí đất đai, cơ sở hạ tầng để nâng cấp, mở rộng hoặc xây dựng cơ sở trợ giúp xã hội

- Diện tích đất tự nhiên: Bình quân 30 m2/đối tượng ở khu vực nông thôn, 10 m2/đối tượng ở khu vực thành thị.

- Diện tích phòng ở của đối tượng bình quân tối thiểu 6 m2/đối tượng. Đối với đối tượng phải chăm sóc 24/24 giờ một ngày, diện tích phòng ở bình quân tối thiểu 8 m2/đối tượng. Phòng ở phải được trang bị đồ dùng cần thiết phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày của đối tượng.

- Cơ sở vật chất tối thiểu có khu nhà ở, khu chăm sóc y tế, khu cung cấp dịch vụ, khu đào tạo, khu nhà bếp, khu làm việc của cán bộ nhân viên, khu vui chơi giải trí, khu sản xuất và khu phục hồi chức năng trị liệu; các công trình, trang thiết bị bảo đảm cho đối tượng tiếp cận và sử dụng thuận tiện;

- Đối với cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí, diện tích đất tự nhiên phải đảm bảo tối thiểu 80 m2/đối tượng ở khu vực thành thị, 100 m2/đối tượng ở khu vực nông thôn, 120 m2/đối tượng ở khu vực miền núi.

- Các công trình, các trang thiết bị phải bảo đảm cho người cao tuổi, người khuyết tật và trẻ em tiếp cận và sử dụng thuận tiện.

3.5. Xác định tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng

- Thiết kế cơ sở trợ giúp xã hội tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng tại Việt Nam đã được ban hành; việc áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng bảo đảm cho người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và các đối tượng bảo trợ xã hội khác tiếp cận sử dụng thuận lợi.

- Các khu chức năng trong cơ sở phải được thiết kế liên hoàn, bao gồm các hạng mục: khu ở (vệ sinh khép kín); nhà ăn; bếp; khu y tế; khu sinh hoạt văn hóa; nhà làm việc; các hạng mục phụ trợ (sân, cổng, tường rào, nhà bảo vệ, hệ thống hạ tầng kỹ thuật).

4. Giải pháp thực hiện

a) Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến thành lập, tổ chức và hoạt động của các cơ sở trợ giúp xã hội; tiếp nhận, trợ giúp, chăm sóc đối tượng, các tiêu chuẩn về y tế, vệ sinh, quần áo, dinh dưỡng, giáo dục, học nghề, văn hoá, thể thao, giải trí, môi trường, khuôn viên, nhà ở và quản lý hành chính tại các cơ sở trợ giúp xã hội.

b) Xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách huy động tổ chức, cá nhân góp vốn dưới dạng góp cổ phần, hợp tác, liên kết và được ưu tiên vay vốn tại các ngân hàng, quỹ đầu tư phát triển để đầu tư nâng cấp, mở rộng hoặc xây dựng cơ sở trợ giúp xã hội.

c) Rà soát, sắp xếp, tổ chức lại, chuyển đổi các cơ sở trợ giúp xã hội bảo đảm đáp ứng yêu cầu chăm sóc và cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho đối tượng trợ giúp xã hội.

d) Tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư nâng cấp, mở rộng hoặc xây dựng cơ sở trợ giúp xã hội được hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường.

đ) Bố trí quỹ đất phù hợp dành cho phát triển mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội. Các địa phương chủ động, linh hoạt trong thực hiện chính sách đất đai và ưu tiên dành quỹ đất đầu tư, xây dựng, mở rộng các cơ sở trợ giúp xã hội theo quy hoạch này.  

e) Đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật và trang thiết bị cho cơ sở trợ giúp xã hội đạt tiêu chuẩn chăm sóc đối tượng theo quy định của pháp luật, bảo đảm có các phân khu chức năng, các hạng mục công trình đáp ứng hoạt động chăm sóc, phục hồi chức năng, trị liệu, cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho đối tượng và đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh, môi trường.

g) Phát triển đội ngũ cán bộ, nhân viên của cơ sở trợ giúp xã hội đủ về số lượng, bảo đảm chất lượng; định kỳ bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, nhân viên làm việc tại các cơ sở và hoàn thiện chính sách thu hút cán bộ, nhân viên vào làm việc tại các cơ sở trợ giúp xã hội.

5. Nguồn vốn thực hiện

- Nguồn vốn thực hiện quy hoạch gồm: Nguồn ngân sách nhà nước (vốn đầu tư phát triển và vốn sự nghiệp trung ương, vốn địa phương), vốn huy động từ các nguồn tài chính hợp pháp khác, trong đó nguồn vốn ngoài nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong đầu tư củng cố, phát triển mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội.

- Việc hỗ trợ vốn đầu tư phát triển từ ngân sách trung ương để củng cố, phát triển mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội công lập thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công ưu tiên đối với các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

- Ngân sách nhà nước bố trí chi hoạt động thường xuyên của các cơ sở trợ giúp xã hội công lập theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

6. Lộ trình thực hiện

6.1. Giai đoạn 2021-2025

a) Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người cao tuổi:

- Nâng cấp, mở rộng 25 cơ sở trợ giúp xã hội cho người cao tuổi.

- Xây dựng mới 13 cơ sở trợ giúp xã hội cho người cao tuổi.

b) Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật

-  Nâng cấp, mở rộng 11 cơ sở trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người khuyết tật.

- Xây dựng mới 1 cơ sở trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng ngoài công lập cho người khuyết tật.

c) Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

- Nâng cấp, mở rộng 42 cơ sở trợ giúp xã hội đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

- Xây dựng mới 8 cơ sở ngoài công lập trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

d) Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí:

- Nâng cấp, mở rộng đối với 17 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí.

- Xây dựng mới 3 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí.

đ) Cơ sở bảo trợ xã hội tổng hợp:

- Nâng cấp, mở rộng đối với 101 cơ sở trợ giúp xã hội tổng hợp.

- Xây dựng mới 23 cơ sở trợ giúp xã hội tổng hợp.

e) Trung tâm công tác xã hội:

- Nâng cấp, mở rộng đối với 27 trung tâm công tác xã hội.

- Xây dựng mới 3 trung tâm công tác xã hội.

g) Cơ sở cai nghiện ma túy:

- Nâng cấp, mở rộng đối với 59 cơ sở cai nghiện ma túy.

- Xây dựng mới 11 cơ sở cai nghiện ma túy.

6.2. Giai đoạn 2025-2030

a) Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người cao tuổi:

- Nâng cấp, mở rộng 15 cơ sở trợ giúp xã hội cho người cao tuổi.

- Xây dựng mới 23 cơ sở trợ giúp xã hội cho người cao tuổi.

b) Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật

-  Nâng cấp, mở rộng 5 cơ sở trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người khuyết tật.

- Xây dựng mới 12 cơ sở trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng ngoài công lập cho người khuyết tật.

c) Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

- Nâng cấp, mở rộng 26 cơ sở trợ giúp xã hội đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

- Xây dựng mới 5 cơ sở ngoài công lập trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

d) Cơ sở chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí:

- Nâng cấp, mở rộng đối với 7 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí.

- Xây dựng mới 1 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí.

đ) Cơ sở bảo trợ xã hội tổng hợp:

- Nâng cấp, mở rộng đối với 34 cơ sở trợ giúp xã hội tổng hợp.

- Xây dựng mới 43 cơ sở trợ giúp xã hội tổng hợp.

e) Trung tâm công tác xã hội:

- Nâng cấp, mở rộng đối với 7 trung tâm công tác xã hội.

- Xây dựng mới 5 trung tâm công tác xã hội.

g) Cơ sở cai nghiện ma túy:

- Nâng cấp, mở rộng đối với 35 cơ sở cai nghiện ma túy.

- Xây dựng mới 10 cơ sở cai nghiện ma túy.

6.3. Tầm nhìn đến năm 2050

a) Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người cao tuổi:

- Nâng cấp, mở rộng 11 cơ sở trợ giúp xã hội cho người cao tuổi.

- Xây dựng mới 16 cơ sở trợ giúp xã hội cho người cao tuổi.

b) Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật

-  Nâng cấp, mở rộng 4 cơ sở trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người khuyết tật.

- Xây dựng mới 6 cơ sở trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng ngoài công lập cho người khuyết tật.

c) Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

- Nâng cấp, mở rộng 4 cơ sở trợ giúp xã hội đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

- Xây dựng mới 2 cơ sở ngoài công lập trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

d) Cơ sở chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí:

Nâng cấp, mở rộng đối với 2 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí.

đ) Cơ sở bảo trợ xã hội tổng hợp:

- Nâng cấp, mở rộng đối với 39 cơ sở trợ giúp xã hội tổng hợp.

- Xây dựng mới 72 cơ sở trợ giúp xã hội tổng hợp.

e) Trung tâm công tác xã hội:

- Nâng cấp, mở rộng đối với 4 trung tâm công tác xã hội.

- Xây dựng mới 2 trung tâm công tác xã hội.

g) Cơ sở cai nghiện ma túy:

- Nâng cấp, mở rộng đối với 26 cơ sở cai nghiện ma túy.

- Xây dựng mới 21 cơ sở cai nghiện ma túy.

Điều 2. Phân công thực hiện quy hoạch

1. Các Bộ, ngành Trung ương:

a) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương triển khai đề án;

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương:

+ Xây dựng, phê duyệt định mức kinh tế - kỹ thuật áp dụng cho các dịch vụ trợ giúp xã hội; Khung giá dịch vụ trợ giúp xã hội; tiêu chí, quy mô, tiêu chuẩn đối với từng loại hình cơ sở trợ giúp xã hội.

- Nghiên cứu, đề xuất các chương trình, dự án về trợ giúp xã hội;

- Giám sát, đánh giá, điều tra, khảo sát, xây dựng cơ sở dữ liệu, sơ kết, tổng kết kết quả thực hiện đề án và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, bố trí vốn đầu tư phát triển và huy động nguồn lực trong nước và quốc tế để thực hiện đề án theo quy định của Luật Đầu tư công.

c) Bộ Tài chính có trách nhiệm:

- Bố trí kinh phí để triển khai đề án theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách xã hội hóa các cơ sở trợ giúp xã hội.

d) Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn các địa phương xây dựng quy hoạch sử dụng đất, tạo thuận lợi cho việc quy hoạch quỹ đất xây dựng các cơ sở trợ giúp xã hội.

đ) Bộ Y tế có trách nhiệm hướng dẫn việc phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe, khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng cho đối tượng được chăm sóc tại các cơ sở trợ giúp xã hội.

e) Các Bộ, ngành liên quan khác theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm triển khai đề án.

Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:

a) Xây dựng kế hoạch thực hiện đề án tại địa phương.

b) Chỉ đạo, triển khai các nội dung, giải pháp của đề án trên địa bàn tỉnh, thành phố.

c) Bố trí ngân sách, nhân lực, cơ sở vật chất thực hiện đề án.

3. Đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vận động các tổ chức thành viên và quần chúng nhân dân tham gia trợ giúp xã hội cho đối tượng có hoàn cảnh khó khăn.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Không có thông tin
Không có thông tin
Không có thông tin
Không có thông tin