Hết hạn lấy ý kiến
Ban hành Khung chương trình đào tạo, bồi dưỡng về bảo vệ trẻ em
Ngày hết hạn: 10/10/2022
Lĩnh vực văn bản: Trẻ em
Loại văn bản: Thông tư
Tóm tắt
Ban hành Thông tư ban hành Khung chương trình đào tạo, bồi dưỡng về bảo vệ trẻ em
Lần dự thảo:

THÔNG TƯ

Ban hành Khung chương trình đào tạo, bồi dưỡng về bảo vệ trẻ em

Căn cứ Luật Trẻ em ngày 05 tháng 4 năm 2016;

Căn cứ Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em;

Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và Nghị định số 89/2021/NĐ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Trẻ em;

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư ban hành Khung chương trình đào tạo, bồi dưỡng về bảo vệ trẻ em.

 

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Khung chương trình đào tạo, bồi dưỡng về bảo vệ trẻ em

1. Khung chương trình đào tạo, bồi dưỡng về bảo vệ trẻ em cho người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã (phụ lục 01 kèm theo).

2. Khung chương trình đào tạo, bồi dưỡng về bảo vệ trẻ em cho cộng tác viên bảo vệ trẻ em (phụ lục 02 kèm theo).

3. Khung chương trình đào tạo, bồi dưỡng về bảo vệ trẻ em cho người cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em (phụ lục 03 kèm theo).

Điều 2. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh: Thông tư này ban hành Khung chương trình đào tạo, bồi dưỡng về bảo vệ trẻ em cho người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã; cộng tác viên bảo vệ trẻ em tại thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khóm; người cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em làm việc trong các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em do ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý.

2. Đối tượng áp dụng: Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng và cá nhân có chức năng, nhiệm vụ tham gia đào tạo, bồi dưỡng về bảo vệ trẻ em.

Điều 3. Nguyên tắc xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng

1. Chương trình, tài liệu được biên soạn phải đáp ứng nhu cầu của người học, lấy người học làm trung tâm, phù hợp với trách nhiệm, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ về bảo vệ trẻ em cho các vị trí việc làm và yêu cầu thực tiễn trong từng giai đoạn.

2. Nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng phải bổ sung, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng đáp ứng yêu cầu về bảo vệ trẻ em, các biện pháp bảo vệ trẻ em cấp độ phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp và thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

3. Chương trình linh hoạt về thời gian và hình thức đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với tình hình thực tế của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng và nhu cầu của người học.

Điều 4. Tổ chức thực hiện

1. Giao Cục Trẻ em hướng dẫn triển khai, thực hiện Thông tư này; tổ chức kiểm tra hoạt động đào tạo, bồi dưỡng về bảo vệ trẻ em.

2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức thực hiện Thông tư này; kiểm tra, thanh tra việc đào tạo, bồi dưỡng của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng theo thẩm quyền; báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khi có yêu cầu.

3. Cơ quan, tổ chức, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng có chức năng đào tạo, bồi dưỡng về bảo vệ trẻ em:

a) Xây dựng nội dung tài liệu theo Khung chương trình quy định tại Thông tư này và trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt.

b) Tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng; tạo điều kiện cho người học tham gia các chương trình đào tạo khác phù hợp theo quy định.

c) Cấp chứng chỉ, chứng nhận cho người học theo quy định.

4. Giảng viên đào tạo, bồi dưỡng về bảo vệ trẻ em phải bảo đảm các tiêu chuẩn quy định tại Điều 13 Thông tư số 01/2018/TT-BNV hướng dẫn một số điều của nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức hoặc là người có ít nhất 5 năm làm việc trong lĩnh vực quản lý nhà nước về trẻ em hoặc cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em đã tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng giảng viên nguồn về bảo vệ trẻ em.

5. Người học phải tham gia đầy đủ thời gian quy định của khóa học, chấp hành nội quy khóa đào tạo, bồi dưỡng, được cơ quan, tổ chức, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cấp giấy chứng nhận, chứng chỉ theo quy định.

Điều 5. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày .... tháng .... năm 2022.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thông qua Cục Trẻ em để xem xét, giải quyết./.

 

Không có thông tin
Không có thông tin
Không có thông tin
Không có thông tin