Tóm tắt
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành Lao động – Thương binh và Xã hội.
2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là đơn vị sự nghiệp công lập) thuộc lĩnh vực quản lý của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội, cụ thể gồm:
a) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập (gồm các trường cao đẳng, trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp);
b) Trung tâm kiểm định kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động;
c) Cơ sở trợ giúp xã hội công lập (bao gồm cả cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em và cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công);
d) Cơ sở cai nghiện ma túy công lập;
đ) Trung tâm dịch vụ việc làm công lập;
Các đơn vị ngoài công lập có thể căn cứ hướng dẫn của Thông tư này để áp dụng thực hiện.
Lần dự thảo:

THÔNG TƯ

Hướng dẫn vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và chức danh nghề nghiệp

chuyên ngành, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập

thuộc ngành Lao động –Thương binh và Xã hội

 

Căn cứ Luật Viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức ngày 25 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Nghị định số 106/2020/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định về vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập;

Căn cứ Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập;

Sau khcó ý kiến thống nhất của Bộ Nội vụ tại Công văn số      /BNV-TCBC ngày   tháng    năm 2020;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ;

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư hướng dẫn vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và chức danh nghề nghiệp chuyên ngành, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành Lao động – Thương binh và Xã hội.

2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là đơn vị sự nghiệp công lập) thuộc lĩnh vực quản lý của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội, cụ thể gồm:

a) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập (gồm các trường cao đẳng, trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp);

b) Trung tâm kiểm định kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động;

c) Cơ sở trợ giúp xã hội công lập (bao gồm cả cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em và cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công);

d) Cơ sở cai nghiện ma túy công lập;

đ) Trung tâm dịch vụ việc làm công lập;

Các đơn vị ngoài công lập có thể căn cứ hướng dẫn của Thông tư này để áp dụng thực hiện.

Điều 2. Nguyên tắc xác định vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp

1. Phù hợp với nguyên tắc quy định tại Điều 3 Nghị định số 106/2020/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập (sau đây gọi tắt là Nghị định số 106/2020/NĐ-CP).

2. Bảo đảm thống nhất, đồng bộ với các quy định pháp luật chuyên ngành trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.

Điều 3. Căn cứ xác định vị trí việc làm, số lượng người làm việc và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp

Căn cứ xác định vị trí việc làm, số lượng người làm việc và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành Lao động – Thương binh và Xã hội được thực hiện theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 106/2020/NĐ-CP.

Điều 4. Phương pháp xây dựng, tổng hợp hệ thống danh mục vị trí việc làm và bản mô tả vị trí việc làm

Bước 1. Thống kê, rà soát, phân tích công việc theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp công lập trong đó có thông tin về sản phẩm và tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc (theo Biểu số 1).

Bước 2. Phân tích tổ chức để phát hiện công việc, nhiệm vụ còn bỏ sót hoặc chồng chéo để đề xuất điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.

Bước 3: Phân nhóm công việc đồng thời xác định mức độ phức tạp của công việc, xác định cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp (theo Biểu số 2).

Bước 4: Xác định vị trí việc làm cho từng cơ quan, đơn vị bằng cách kết hợp kết quả của phân nhóm công việc, mảng công việc và mức độ phức tạp của công việc. Xây dựng danh mục vị trí việc làm (theo Biểu số 3).

Bước 5: Xác định khung năng lực và bản mô tả vị trí việc làm (theo Biểu số 4)

Bước 6: Hoàn chỉnh, tổng hợp danh mục, bản mô tả vị trí việc làm.

Chương II

VỊ TRÍ VIỆC LÀM TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP NGÀNH LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Điều 5. Nhóm vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành Lao động – Thương binh và Xã hội

1. Vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập gồm 4 nhóm, cụ thể như sau:

a) Nhóm vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý.

b) Nhóm vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành.

c) Nhóm vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung (hành chính, tổng hợp, quản trị văn phòng, tổ chức cán bộ, kế hoạch tài chính và các vị trí viiệc làm không giữ chức danh nghề nghiệp chuyên ngành của đơn vị sự nghiệp công lập).

d) Vị trí việc làm hỗ trợ phục vụ.

2. Danh mục vị trí việc làm quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều này thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước được giao phụ trách ngành, lĩnh vực.

Điều 6. Vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và chức danh nghề nghiệp chuyên ngành trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập

1. Đối với trường cao đẳng

a) Vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý trong trường cao đẳng

- Chủ tịch Hội đồng trường;

- Hiệu trưởng;

- Phó Hiệu trưởng

- Trưởng phòng, khoa và tương đương;

- Phó trưởng phòng, khoa và tương đương.

b) Vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các trường Cao đẳng

- Giảng viên giáo dục nghề nghiệp hạng I;

- Giảng viên giáo dục nghề nghiệp hạng II;

 - Giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết hạng III;

- Giảng viên giáo dục nghề nghiệp thực hành hạng III.

2. Đối với trường trung cấp

a) Vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý trong trường trung cấp

- Chủ tịch Hội đồng trường;

- Hiệu trưởng;

- Phó Hiệu trưởng

- Trưởng phòng, khoa, bộ môn và tương đương;

- Phó trưởng phòng, khoa, bộ môn và tương đương.

b) Vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong trường trung cấp

  - Giáo viên giáo dục nghề nghiệp hạng I;

 - Giáo viên giáo dục nghề nghiệp hạng II;

 - Giáo viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết hạng III;

- Giáo viên giáo dục nghề nghiệp thực hành hạng III.

3. Đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp

a) Vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý trong trung tâm giáo dục nghề nghiệp

- Giám đốc Trung tâm;

- Phó Giám đốc Trung tâm

- Trưởng phòng và tương đương;

- Phó trưởng phòng và tương đương;

- Tổ trưởng Tổ bộ môn;

- Phó Tổ trưởng Tổ bộ môn.

b) Vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong trung tâm giáo dục nghề nghiệp

- Giáo viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết hạng III;

 - Giáo viên giáo dục nghề nghiệp thực hành hạng III;

- Giáo viên giáo dục ngề nghiệp hạng IV.

Điều 7. Vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và chức danh nghề nghiệp chuyên ngành trong trung tâm kiểm định kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động

1. Vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý trong trung tâm kiểm định kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động

a) Giám đốc Trung tâm;

b) Phó Giám đốc Trung tâm;

c) Trưởng phòng và tương đương

d) Phó Trưởng phòng và tương đương.

2. Vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp viên chức trong trung tâm kiểm định kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động

a) Kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động hạng II;

 b) Kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động hạng III;

 c) Kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động hạng IV.

Điều 8. Vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và chức danh nghề nghiệp chuyên ngành trong cơ sở trợ giúp xã hội công lập

1. Vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý trong cơ sở trợ giúp xã hội.

a) Giám đốc Trung tâm;

b) Phó Giám đốc Trung tâm;

c) Trưởng phòng và tương đương;

d) Phó Trưởng phòng và tương đương.

2. Vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp viên chức trong cơ sở trợ giúp xã hội

a) Công tác xã hội viên chính (hạng II);

 b) Công tác xã hội viên (hạng III);

 c) Nhân viên công tác xã hội (hạng IV).

3. Đối với cơ sở trợ giúp xã hội công lập có nhóm chức danh nghề nghiệp y tế thì đơn vị căn cứ hướng dẫn của Bộ Y tế để xác định vị trí việc làm chuyên ngành y tế phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao.

Điều 9. Vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và chức danh nghề nghiệp chuyên ngành trong cơ sở cai nghiện ma túy công lập

1. Vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý trong cơ sở cai nghiện ma túy công lập

a) Giám đốc Trung tâm;

b) Phó Giám đốc Trung tâm;

c) Trưởng phòng và tương đương;

d) Phó Trưởng phòng và tương đương;

đ) Trưởng khu, đội, điểm (nếu có).

2. Vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp viên chức trong cơ sở cai nghiện ma túy công lập

a) Quản lý học viên hạng III;

b) Quản lý học viên hạng IV.

3. Đối với cơ sở cai nghiện ma túy công lập có nhóm chức danh nghề nghiệp y tế thì đơn vị căn cứ hướng dẫn của Bộ Y tế để xác định vị trí việc làm chuyên ngành y tế phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao.

Điều 10. Vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và chức danh nghề nghiệp chuyên ngành trong trung tâm dịch vụ việc làm

1. Vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý trong trung tâm dịch vụ việc làm

a) Giám đốc Trung tâm;

b) Phó Giám đốc Trung tâm;

c) Trưởng phòng và tương đương;

d) Phó Trưởng phòng và tương đương.

2. Vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp viên chức trong Trung tâm dịch vụ việc làm

a) Tư vấn viên dịch vụ việc làm hạng II;

b) Tư vấn viên dịch vụ việc làm hạng III;

c) Nhân viên tư vấn dịch vụ việc làm hạng IV;

d) Nghiệp vụ bảo hiểm thất nghiệp hạng II;

đ) Nghiệp vụ vảo hiểm thất nghiệp hạng III;

Điều 11. Đề án vị trí việc làm, Đề án điều chỉnh, bổ sung vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập

1. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại Điều 7, Điều 8, Điều 9 và Điều 10 Thông tư này hoạt động theo cơ chế tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư thì bổ sung thêm vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý sau:

a) Chủ tịch Hội đồng quản lý;

b) Thành viên Hội đồng quản lý.

2. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành, các đơn vị sự nghiệp công lập lựa chọn các vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và chức danh nghề nghiệp chuyên ngành Lao động – Thương binh và Xã hội quy định tại Thông tư này và hướng dẫn của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực đối với vị trí việc làm chuyên môn dùng chung và vị trí việc làm hỗ trợ phục vụ, đơn vị  xây dựng Đề án vị trí việc làm, Đề án điều chỉnh, bổ sung vị trí việc làm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Chương III

ĐỊNH MỨC SỐ LƯỢNG NGƯỜI LÀM VIỆC

VÀ CƠ CẤU CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP THUỘC NGÀNH LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Điều 12. Định mức số lượng lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành Lao động – Thương binh và Xã hội

1. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập

a) Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập: 01 viên chức;

b) Cấp phó của đơn vị sự nghiệp công lập được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định số 120/2020/NĐ-CP.

c) Về phòng thuộc đơn vị sự nghiệp công lập

- Trưởng phòng: 01 viên chức.

- Phó Trưởng phòng được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định số 120/2020/NĐ-CP.

Điều 13. Định mức số lượng người làm việc và cơ cấu chức danh nghề nghiệp trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp

1. Định mức số lượng lãnh đạo quản lý của cơ sở giáo dục nghề nghiệp áp dụng theo quy định tại Điều 12 Thông tư này.

2. Căn cứ tình hình thực tế hoạt động và tiêu chí số lượng sinh viên, học sinh và học viên chính quy tối đa trên giảng viên quy đổi theo từng cấp trình độ đào tạo và theo từng khối ngành đào tạo, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp căn cứ quy định sau để tính quy đổi

 

TT

 

Cấp trình độ và khối ngành đào tạo

Số sinh viên, học sinh và học viên chính quy/01 giảng viên quy đổi

1

Đối với trình độ trung cấp và trình độ cao đẳng

 

a

Định mức quy đổi đối với các ngành, nghề thuộc lĩnh vực nhân văn, kinh tế và dịch vụ

25

b

Định mức quy đổi đối với các ngành, nghề thuộc lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ và sức khỏe

20

c

Định mức quy đổi đối với các ngành, nghề có yêu cầu về năng khiếu

15

2

Đối với trình độ sơ cấp

 

a

Định mức quy đổi chung đối với các ngành nghề đào tạo trình độ sơ cấp

25

b

Đối với các nghề yêu cầu về năng khiếu

15

 

3. Tỷ lệ giáo viên, giảng viên có trình độ sau đại học không ít hơn 15% tổng số giáo viên, giảng viên của trường trung cấp và không ít hơn 30% tổng số giáo viên, giảng viên của trường cao đẳng. Bảo đảm mỗi ngành, nghề giảng dạy trình độ cao đẳng có giảng viên trình độ thạc sỹ trở lên.

4. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, căn cứ tình hình thực tế của đơn vị, căn cứ chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức được giao và lộ trình tinh giản biên chế của đơn vị (nếu có) để xác định số lượng người làm việc tối thiểu với từng vị trí việc làm và số lượng người làm việc tối thiểu trong đơn vị, đảm bảo phù hợp với quy định sau:

 - Tổng số người làm việc tối thiểu trong đơn vị là 15 người (trừ các đơn vị sự nghiệp công lập cung ứng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu được thành lập theo quy định của pháp luật chuyên ngành). Trong đó, xác định số lượng người làm việc là viên chức giảng dạy và viên chức chuyên môn dùng chung chiếm tỷ lệ tối thiểu 65% tổng số người làm việc của đơn vị.

- Số lượng người làm việc tối thiểu trong các phòng, ban và các tổ chức cấu thành khác không phải là các đơn vị sự nghiệp công lập là 07 người làm việc là viên chức trở lên.

5. Cơ cấu chức danh nghề nghiệp trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp

a) Đối với trường cao đẳng

TT

Vị trí việc làm

Tỷ lệ (%)

I

Nhóm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành

 

1

Giảng viên giáo dục nghề nghiệp hạng I; 

5-10

2

Giảng viên giáo dục nghề nghiệp hạng II

10-15

3

Giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết hạng III;

15-20

4

Giảng viên giáo dục nghề nghiệp thực hành hạng III

25-30

II

Nhóm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung

15-20

III

Nhóm Hỗ trợ phục vụ (gồm cả hợp đồng lao động)

5-10

 

b) Đối với trường trung cấp

TT

Vị trí việc làm

Tỷ lệ (%)

I

Nhóm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành

 

1

Giáo viên giáo dục nghề nghiệp hạng I; 

5-10

2

Giáo viên giáo dục nghề nghiệp hạng II

10-15

3

Giáo viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết hạng III;

15-20

4

Giáo viên giáo dục nghề nghiệp thực hành hạng III

25-30

II

Nhóm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung

15-20

III

Nhóm Hỗ trợ phục vụ (gồm cả hợp đồng lao động)

5-10

 

c) Đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp

TT

Vị trí việc làm

Tỷ lệ (%)

I

Nhóm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành

 

1

Giáo viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết hạng III;

15-25

2

Giáo viên giáo dục nghề nghiệp thực hành hạng III

25-35

3

Giáo viên giáo dục nghề nghiệp hạng IV

10-15

II

Nhóm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung

15-20

III

Nhóm Hỗ trợ phục vụ (gồm cả hợp đồng lao động)

5-10

 

Điều 14. Định mức số lượng người làm việc và cơ cấu chức danh nghề nghiệp trong trung tâm kiểm định kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động

1. Định mức số lượng lãnh đạo quản lý trong trung tâm kiểm định kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động thực hiện theo quy định tại Điều 12 Thông tư này.

2. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập căn cứ tình hình thực tế của đơn vị, căn cứ chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức và lộ trình tinh giản biên chế (nếu có), để xác định số lượng người làm việc tối thiểu với từng vị trí việc làm và số lượng người làm việc tối thiểu trong đơn vị, đảm bảo phù hợp với quy định sau:

- Tổng số người làm việc tối thiểu trong đơn vị là 15 người (trừ các đơn vị sự nghiệp công lập cung ứng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu được thành lập theo quy định của pháp luật chuyên ngành).

- Số lượng người làm việc tối thiểu trong các phòng, ban và các tổ chức cấu thành khác không phải là các đơn vị sự nghiệp công lập là 07 người làm việc là viên chức trở lên.

3. Cơ cấu chức danh nghề nghiệp

TT

Vị trí việc làm

Tỷ lệ (%)

I

Nhóm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành

 

1

Kiểm định viên kỹ thuật an toàn hạng II

10-15

2

Kiểm định viên kỹ thuật an toàn hạng III

35-45

3

Kiểm định viên kỹ thuật an toàn hạng IV

15-20

II

Nhóm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung

15-20

III

Nhóm Hỗ trợ phục vụ (gồm cả hợp đồng lao động)

5-10

 

Điều 15. Định mức số lượng người làm việc và cơ cấu chức danh nghề nghiệp trong cơ sở trợ giúp xã hội công lập

1. Định mức số lượng lãnh đạo quản lý của cơ sở trợ giúp xã hội thực hiện theo quy định tại Điều 12 Thông tư này.

2. Căn cứ đặc điểm đối tượng, quy mô và số lượng đối tượng, định mức số lượng người làm việc chức danh nghề nghiệp chuyên ngành trong cơ sở trợ giúp xã hội được quy định như sau:

TT

Chức danh nghề nghiệp chuyên ngành

Định mức số đối tượng tối đa/1 nhân viên

1.

Công tác xã hội viên chính (hạng II)

80 đối tượng

2.

Công tác xã hội viên (hạng III)

100 đối tượng

3.

Nhân viên công tác xã hội (hạng IV)

 

a)

Nhân viên chăm sóc trẻ em

 01 nhân viên chăm sóc phụ trách 01 trẻ em dưới 18 tháng tuổi, tối đa 06 trẻ em bình thường từ 18 tháng tuổi đến dưới 6 tuổi hoặc tối đa 10 trẻ em bình thường từ 6 tuổi đến dưới 16 tuổi; chăm sóc tối đa 04 trẻ em khuyết tật hoặc tâm thần hoặc nhiễm HIV/AIDS từ 18 tháng tuổi đến dưới 6 tuổi; chăm sóc tối đa 05 trẻ em khuyết tật hoặc tâm thần hoặc nhiễm HIV/AIDS từ 6 tuổi đến dưới 16 tuổi.

b)

Nhân viên chăm sóc người khuyết tật

01 nhân viên chăm sóc phụ trách tối đa 10 người khuyết tật còn tự phục vụ được hoặc tối đa 04 người khuyết tật không tự phục vụ được

c)

Nhân viên chăm sóc người cao tuổi

01 nhân viên chăm sóc phụ trách tối đa 10 người cao tuổi còn tự phục vụ được hoặc tối đa 04 người cao tuổi không tự phục vụ được

d)

Nhân viên chăm sóc người tâm thần

01 nhân viên chăm sóc phụ trách tối đa 02 người tâm thần đặc biệt nặng, tối đa 04 người tâm thần nặng hoặc tối đa 10 người tâm thần đã phục hồi, ổn định

đ)

Nhân viên chăm sóc người lang thang

01 nhân viên chăm sóc phụ trách tối đa 12 người lang thang (định mức này sử dụng cho các đợt tiếp nhận người lang thang vào cơ sở để đánh giá, đưa về địa phương)

 

 

3. Người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội công lập, căn cứ tình hình thực tế của đơn vị, căn cứ chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức và lộ trình tinh giản biên chế (nếu có), để xác định số lượng người làm việc tối thiểu với từng vị trí việc làm và số lượng người làm việc tối thiểu trong đơn vị, đảm bảo phù hợp với quy định sau:

- Tổng số người làm việc tối thiểu trong đơn vị là 15 người (trừ các đơn vị sự nghiệp công lập cung ứng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu được thành lập theo quy định của pháp luật chuyên ngành).

- Số lượng người làm việc tối thiểu trong các phòng, ban và các tổ chức cấu thành khác không phải là các đơn vị sự nghiệp công lập là 07 người làm việc là viên chức trở lên.

4. Đối với cơ sở có chức năng, nhiệm vụ có yêu cầu chuyên môn về y tế và yêu cầu chuyên môn thuộc ngành, lĩnh vực khác thì đơn vị căn cứ hướng dẫn của Bộ Y tế, của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực để xác định số lượng người làm việc phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao.

5. Cơ cấu chức danh nghề nghiệp

TT

Vị trí việc làm

Tỷ lệ (%)

I

Nhóm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành

 

1

Công tác xã hội viên chính

10-15

2

Công tác xã hội viên

15-20

3

Nhân viên công tác xã hội

35-45

II

Nhóm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung

15-20

III

Nhóm Hỗ trợ phục vụ (gồm cả hợp đồng lao động)

5-10

 

Điều 16. Định mức số lượng người làm việc trong cơ sở cai nghiện ma túy công lập

1. Định mức số lượng lãnh đạo quản lý của cơ sở cai nghiện ma túy công lập thực hiện theo quy định tại Điều 12 Thông tư này.

2. Căn cứ vào đặc điểm người nghiện, quy mô và số lượng học viên, định mức số lượng người làm việc chức danh nghề nghiệp chuyên ngành được xác định như sau:

a) Cơ sở cai nghiện ma tuý có dưới 100 học viên: 01 (một) người quản lý ít nhất 05 học viên bắt buộc và 01 (một) người quản lý ít nhất 07 học viên tự nguyện.

b) Cơ sở cai nghiện ma túy có từ 100 đến 500 học viên: 01 (một) người quản lý ít nhất 07 học viên bắt buộc và 01 (một) người quản lý ít nhất 09 học viên tự nguyện.

c) Cơ sở cai nghiện ma túy có trên 500 học viên: 01 (một) người quản lý ít nhất 09 học viên bắt buộc và 01 (một) người quản lý ít nhất 11 học viên tự nguyện.

3. Người đứng đầu cơ sở cai nghiện ma túy công lập, căn cứ tình hình thực tế của đơn vị, căn cứ chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức và lộ trình tinh giản biên chế (nếu có), để xác định số lượng người làm việc tối thiểu với từng vị trí việc làm và số lượng người làm việc tối thiểu trong đơn vị, đảm bảo phù hợp với quy định sau:

- Tổng số người làm việc tối thiểu trong đơn vị là 15 người (trừ các đơn vị sự nghiệp công lập cung ứng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu được thành lập theo quy định của pháp luật chuyên ngành).

- Số lượng người làm việc tối thiểu trong các phòng, ban và các tổ chức cấu thành khác không phải là các đơn vị sự nghiệp công lập là 07 người làm việc là viên chức trở lên.

4. Cơ cấu chức danh nghề nghiệp

TT

Vị trí việc làm

Tỷ lệ (%)

I

Nhóm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành

 

1

Quản học viên hạng III

30-40

2

Quản học viên hạng IV

40-45

II

Nhóm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung

15-20

III

Nhóm Hỗ trợ phục vụ (gồm cả hợp đồng lao động)

5-10

 

Điều 17. Định mức số lượng người làm việc trong trung tâm dịch vụ việc làm

1. Định mức số lượng lãnh đạo, quản lý của Trung tâm dịch vụ việc làm công lập thực hiện theo quy định tại Điều 12 Thông tư này.

2. Căn cứ tính chất, đặc điểm đối tượng, quy mô và số lượng đối tượng cần tư vấn, định mức số lượng người làm việc trong Trung tâm dịch vụ việc làm công lập được quy định như sau:

Chỉ số

Quy mô lực lượng lao động (1000 người)

< 500

>500 - 1000

>1000-2500

>2500-4000

> 4000

Số lượng người làm việc tối đa

40

70

120

150

200

 

3. Người đứng đầu trung tâm dịch vụ việc làm công lập, căn cứ tình hình thực tế của đơn vị, căn cứ chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức và lộ trình tinh giản biên chế (nếu có), để xác định số lượng người làm việc tối thiểu với từng vị trí việc làm và số lượng người làm việc tối thiểu trong đơn vị, đảm bảo phù hợp với quy định sau:

- Tổng số người làm việc tối thiểu trong đơn vị là 15 người (trừ các đơn vị sự nghiệp công lập cung ứng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu được thành lập theo quy định của pháp luật chuyên ngành).

- Số lượng người làm việc tối thiểu trong các phòng, ban và các tổ chức cấu thành khác không phải là các đơn vị sự nghiệp công lập là 07 người làm việc là viên chức trở lên.

4. Cơ cấu chức danh nghề nghiệp

TT

Vị trí việc làm

Tỷ lệ (%)

I

Nhóm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành

 

1

Tư vấn viên dịch vụ việc làm hạng II

5-10

2

Tư vấn viên dịch vụ việc làm hạng III

40-45

3

Nhân viên tư vấn việc làm hàng IV

15-20

II

Nhóm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung

15-20

III

Nhóm Hỗ trợ phục vụ (gồm cả hợp đồng lao động)

5-10

 

Điều 18. Điều chỉnh số lượng người làm việc hàng năm

Việc điều chỉnh số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định số 106/2020/NĐ-CP.

 

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

Điều 19. Điều khoản áp dụng

Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (cấp sở) không thuộc phạm vi, đối tượng điều chỉnh của Thông tư này thì thực hiện theo hướng dẫn của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực về vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc.

Điều 20. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày    tháng    năm 2021.

Điều 21. Điều khoản tham chiếu

Trường hợp văn bản được dẫn chiếu trong Thông tư này bị thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung thì áp dụng theo văn bản thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung đó.

Điều 22. Trách nhiệm thi hành

1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, người đứng đầu tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải đơn vị sự nghiệp công lập, thực hiện trách nhiệm và thẩm quyền theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định số 106/2020/NĐ-CP.

2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, thực hiện trách nhiệm và thẩm quyền theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 106/2020/NĐ-CP.

3. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập, thực hiện trách nhiệm và thẩm quyền theo quy định tại khoản 1, khoản 2  Điều 16 Nghị định số 106/2020/NĐ-CP.

4. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ, cơ quan ngang Bộ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phản ánh kịp thời về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để được hướng dẫn./.

 

Không có thông tin
Không có thông tin
Không có thông tin
Không có thông tin