Hết hạn lấy ý kiến
Hướng dẫn về thi kỹ năng nghề các cấp trong nước, khu vực và thế giới
Ngày hết hạn: 29/11/2021
Lĩnh vực văn bản: Giáo dục nghề nghiệp
Loại văn bản: Thông tư
Tóm tắt
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Thông tư này hướng dẫn các hoạt động liên quan đến thi kỹ năng nghề và công tác tổ chức, tham dự thi kỹ năng nghề các cấp trong nước, khu vực và thế giới và việc liên quan đến đăng cai tổ chức thi kỹ năng nghề khu vực và thế giới tại Việt Nam nhằm đảm bảo mục đích, nguyên tắc được quy định tại Điều 4 và Điều 5 của Thông tư này
Lần dự thảo:

THÔNG TƯ

Hướng dẫn về thi kỹ năng nghề các cấp trong nước, khu vực và thế giới

Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 20 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Nghị định số 15/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật giáo dục nghề nghiệp;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp;

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư hướng dẫn về thi kỹ năng nghề các cấp trong nước,khu vực và thế giới.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Thông tư này hướng dẫn các hoạt động liên quan đến thi kỹ năng nghề và công tác tổ chức, tham dự thi kỹ năng nghề các cấp trong nước, khu vực và thế giới và việc liên quan đến đăng cai tổ chức thi kỹ năng nghề khu vực và thế giới tại Việt Nam nhằm đảm bảo mục đích, nguyên tắc được quy định tại Điều 4 và Điều 5 của Thông tư này, cụ thể:

a) Kỳ thi kỹ năng nghề các cấp trong nước gồm kỳ thi kỹ năng nghề cấp cơ sở và kỳ thi kỹ năng nghề cấp quốc gia;

b) Kỳ thi kỹ năng nghề cấp cơ sở do bộ, ngành, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan đoàn thể trung ương, hội nghề nghiệp hoặc tập đoàn, doanh nghiệp (sau đây gọi tắt là Cơ quan tổ chức thi kỹ năng nghề cấp cơ sở) tổ chức;

c) Kỳ thi kỹ năng nghề quốc gia là kỳ thi có vị trí cao nhất về kỹ năng nghề nghiệp trong nước do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức định kỳ hằng năm hoặc hai năm một lần;

d) Kỳ thi kỹ năng nghề khu vực và thế giới bao gồm: Kỳ thi kỹ năng nghề ASEAN do Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) tổ chức; Kỳ thi kỹ năng nghề châu Á do Tổ chức kỹ năng nghề khu vực Châu Á (WorldSkills Asia) tổ chức; Kỳ thi kỹ năng nghề thế giới do Tổ chức kỹ năng nghề thế giới (WorldSkills International) tổ chức; và kỳ thi kỹ năng nghề do một quốc gia hoặc một cơ quan, tổ chức khu vực và thế giới có quan hệ, hợp tác với Việt Nam tổ chức chính thức mời Việt Nam qua Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp) tham dự.

đ) Các hoạt động liên quan thi kỹ năng nghề trong nước, khu vực và thế giới khác.

2. Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan đến các hoạt động về thi kỹ năng nghề và công tác tổ chức, tham dự, tổ chức đăng cai các kỳ thi kỹ năng nghề các cấp trong nước , khu vực và thế giới nêu tại khoản 1 Điều này.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

1. Kỳ thi kỹ năng nghề là kỳ thi có vị trí hàng đầu về kỹ năng nghề cho các đối tượng là người học, học viên, người lao động đang chuẩn bị hoặc đã có kỹ năng nghề ở một nghề nghiệp, trong độ tuổi phù hợp với quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về lao động hoặc pháp luật liên quan khác đối với người học, học viên không phải là người lao động (sau đây gọi tắt là thí sinh). Kỳ thi kỹ năng nghề tập trung chủ yếu vào việc thi các kỹ năng nghề và khả năng nghề nghiệp của thí sinh dự thi.

2. Quy chế tổ chức, tham dự thi kỹ năng nghề gồm các nội dung theo quy định tại Điều 17 của Thông tư này và mỗi kỳ thi kỹ năng nghề phải có Quy chế tổ chức, tham dự kỳ thi.

3. Kỳ thi kỹ năng nghề quốc gia được tổ chức phù hợp với điều kiện thực tế hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nước và kế hoạch tham dự kỳ thi kỹ năng nghề khu vực và thế giới mà Việt Nam là thành viên hoặc có đăng ký tham dự đảm bảo các quy định tại Thông tư này. Thí sinh tham dự kỳ thi kỹ năng nghề quốc gia là những người đoạt thành tích cao tại các kỳ thi kỹ năng nghề cấp cơ sở được lựa chọn cử tham dự kỳ thi hoặc là người có kỹ năng nghề xuất sắc được lựa chọn theo quy định tại Quy chế tổ chức, tham dự kỳ thi. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội giao Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp là cơ quan thường trực tổ chức thi kỹ năng nghề quốc gia.

4. Kỳ thi kỹ năng nghề khu vực và thế giới, bao gồm một trong các kỳ thi được quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 1 của Thông tư này. Việc tổ chức đoàn Việt Nam tham dự kỳ thi kỹ năng nghề khu vực và thế giới do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định phù hợp với điều kiện thực tiễn tham dự, các quy định hiện hành liên quan của Việt Nam và các quy định, hướng dẫn của kỳ thi kỹ năng nghề khu vực và thế giới Việt Nam tham dự đảm bảo theo quy định tại Điều 4, Điều 5 và các quy định liên quan khác được quy định tại Thông tư này.

5. Đội tuyển quốc gia Việt Nam tham dự kỳ thi kỹ năng nghề khu vực và thế giới là đội tuyển gồm các thí sinh chính thức và dự bị thuộc đoàn Việt Nam chuẩn bị và tham dự kỳ thi kỹ năng nghề khu vực và thế giới theo quy định tại khoản 2, Điều 19 của thông tư này.

6. Đội tuyển các cấp trong nước tham dự kỳ thi kỹ năng nghề cấp cơ sở, quốc gia gồm các thí sinh chính thức và dự bị thuộcđội tuyển cấp bộ, ngành, cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đội tuyển cấp cơ sở khác tham dự kỳ thi kỹ năng nghề quốc gia theo quy định tại khoản 1 của Điều 19 của Thông tư này. Cụ thể:

a) Đội tuyển cấp bộ, ngành, cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tham dự kỳ thi kỹ năng nghề quốc gia là đội tuyển gồm các thí sinh chính thức và dự bị thuộc đoàn chuẩn bị và tham dự kỳ thi kỹ năng nghề theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 19 của thông tư này;

b) Đội tuyển cấp cơ sở tham dự kỳ thi kỹ năng nghề cấp bộ, ngành, cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc cấp cơ sở khác gồm các thí sinh chính thức và dự bị thuộc đoàn chuẩn bị và tham dự kỳ thi kỹ năng nghề cấp cơ sở theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 19 của thông tư này.

7. Tiêu chuẩn nghề thi kỹ năng nghề thế giới (Worldskills Occupational Standards) phản ánh các nghề hoặc vai trò công việc mang tính toàn cầu do kỳ thi kỹ năng nghề thế giới (worldskills competition) giới thiệu. Trong phạm vi đảm bảo khung khổ của tính hiệu lực, rõ ràng và nhất quán, tiêu chuẩn đảm bảo các nội dung:

a) Bao phủ các kỹ năng chuyên gia, kỹ năng kỹ thuật, kỹ năng cơ bản, nền tảng trong vai trò công việc bậc trung chung toàn thế giới;

b) Được xây dựng cho các nhà thực hành nghề có khả năng phải biết, hiểu và làm được;

c) Do các chuyên gia kỹ thuật hoặc chuyên gia thi kỹ năng nghề thế giới hướng dẫn hoặc chuẩn bị;

d) Được tham vấn và cập nhật rộng rãi hai năm một lần trong ngành công nghiệp và kinh doanh;

đ) Biểu thị tính liên quan quan trọng do được tư vấn của ngành công nghiệp và kinh doanh trong từng lĩnh vực của tiêu chuẩn.

8. Tiêu chuẩn nghề thi kỹ năng nghề quốc gia phản ánh các nghề hoặc vai trò công việc do Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp giới thiệu, công bố cho hoạt động thi kỹ năng nghề cấp quốc gia, cấp cơ sở khác trong phạm vi đảm bảo khung khổ của tính hiệu lực, rõ ràng và nhất quán các nội dung như nêu tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 7 của Điều này nhưng phù hợp với điều kiện trong nước của Việt Nam, điều kiện các chuyên gia kỹ năng nghề trong nước của Việt Nam.

Điều 3. Đăng cai tổ chức kỳ thi kỹ năng nghề khu vực và thế giới tại Việt Nam

1. Đăng cai tổ chức kỳ thi kỹ năng nghề khu vực và thế giới tại Việt Nam là hoạt động tổ chức thi kỹ năng nghề khu vực và thế giới được quy định tại điểm d), khoản 1, Điều 1 của Thông tư này do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội lập đề án trình Chính phủ hay Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt theo thẩm quyền.

2. Các hoạt động liên quan đến tổ chức đăng cai kỳ thi kỹ năng nghề khu vực và thế giới theo quy định tại khoản 1 của Điều này bao gồm các hoạt động phối hợp với cơ quan, tổ chức khu vực và thế giới, các quốc gia tham dự kỳ thi kỹ năng nghề khu vực và thế giới tại Việt Nam; các hoạt động chuẩn bị của Việt Nam để tổ chức đăng cai kỳ thi; các hoạt động thực hiện kỳ thi và các hoạt động liên quan khác nhằm tổ chức kỳ thi theo quy định, cam kết khu vực và thế giới của Việt Nam đối với tổ chức chủ trì tổ chức kỳ thi mà Việt Nam tham gia là thành viên.

Điều 4. Mục đích tổ chức, tham dự kỳ thi kỹ năng nghề các cấp trong nước,khu vực và thế giới

Mục đích tổ chức, tham dự thi kỹ năng nghề gồm một, một số hoặc các mục đích sau:

1. Thực hiện chủ trương phát triển nhân lực có kỹ năng và năng lực hành nghề, phát triển giáo dục nghề nghiệp góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả lao động, tăng năng lực cạnh tranh quốc gia.

2. Tuyên truyền, hướng nghiệp, định hướng nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên, người lao động lựa chọn và phát triển nghề nghiệp, học tập suốt đời, thăng tiến nghề nghiệp dựa vào kỹ năng và năng lực hành nghề, làm tăng năng suất, hiệu quả lao động.

3. Tuyển chọn thí sinh xuất sắc có đủ năng lựcvà điều kiện tham dự thi kỹ năng nghề các cấp cơ sở, quốc gia, khu vực và thế giới; góp phần thúc đẩy phong trào thi đua học tập, rèn luyện kỹ năng nghề tại các cơ sở hoạt động giáo dục đào tạo, giáo dục nghề nghiệp và tại doanh nghiệp.

4. Tuyên dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến, xuất sắc trong kỳ thi kỹ năng nghề; công nhận trình độ kỹ năng nghề theo Khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia cho thí sinh đạt thành tích xuất sắc tại kỳ thi kỹ năng nghề quốc gia, khu vực và thế giới theo quy định hiện hành.

5. Tăng cường hợp tác, gắn kết chặt chẽ giữa nhà nước bao gồm các bộ, ngành, địa phương; cộng đồng doanh nghiệp, các cơ sở giáo dục, giáo dục nghề nghiệp, truyền thông trong việc thúc đẩy phát triển giáo dục nghề nghiệp,chuẩn hóa, phát triển kỹ năng và năng lực hành nghề cho người lao động, nhất là gắn kết giữa giáo dục đào tạo, giáo dục nghề nghiệp với sự phát triển của khoa học công nghệ, doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.

6. Hội nhập và hợp tác khu vực và thế giới của Việt Nam về thi kỹ năng nghề, trong việc phát triển giáo dục nghề nghiệp, phát triển kỹ năng nghề cho người lao động và công nhận lẫn nhau giữa Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới về trình độ kỹ năng nghề của người lao động.

Điều 5. Nguyên tắc, yêu cầu tổ chức, tham dự kỳ thi kỹ năng nghề các cấp trong nước,khu vực và thế giới

1. Nguyên tắc tổ chức, tham dự kỳ thi kỹ năng nghề các cấp trong nước,khu vực và thế giới

a) Tuân thủ các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phù hợp với các điều kiện cụ thể của bộ, ngành, địa phương, hội nghề nghiệp, tập đoàn, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các cơ quan, đơn vị, tổ chức và tránh lãng phí, hình thức;

b) Tổ chức, tham dự kỳ thi đảm bảo quy định tại Điều 4 của Thông tư này; Quy chế tổ chức, tham dự kỳ thi kỹ năng nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành; đảm bảo các giá trị cốt lõi của kỳ thi kỹ năng nghề gồm công bằng, minh bạch, khách quan, trung thực, liêm chính và các giá trị khác theo quy định cụ thể theo phạm vi, tính chất, bối cảnh của từng kỳ thi do Ban tổ chức quy định;

c) Khuyến khích sự tham gia, phối hợp, hỗ trợ tích cực, thiết thực, hiệu quả của cộng đồng doanh nghiệp, các cơ sở giáo dục, giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp, các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong nước,khu vực và thế giới cho các hoạt động tổ chức và tham dự các kỳ thi kỹ năng nghề nhằm tối ưu hóa việc ứng dụng, sử dụng khoa học, công nghệ mới, hiện đại, đội ngũ chuyên gia kỹ thuật, các điều kiện kỹ thuật và các điều kiện đảm bảo khác;

d) Huy động nguồn kinh phí xã hội hóa, kết hợp nguồn ngân sách nhà nước với các nguồn lực hợp pháp khác;

đ) Khi tham dự các kỳ thi kỹ năng nghề khu vực và thế giới phải bảo đảm tuân thủ pháp luật của nước đăng cai tổ chức thi và Quy chế tổ chức, tham dự kỳ thi kỹ năng nghề khu vực và thế giới và các quy định, hướng dẫn liên quan khác.

2. Yêu cầu tổ chức, tham dự kỳ thi kỹ năng nghề các cấp trong nước,khu vực và thế giới

a) Đáp ứng nhu cầu hợp tác, giao lưu, tham quan, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm và gắn kết hiệu quả, thiết thực giữa các bên liên quan về giáo dục, đào tạo, học tập, rèn luyện phát triển kỹ năng nghề nghiệp, hướng nghiệp cho người học, người lao động;

b) Đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ, nguyên nhiên vật liệu, các yếu tố kỹ thuật, nhân sự và các điều kiện đảm bảo cần thiết khác theo yêu cầu của kỳ thi;

c)Đảm bảo an ninh, an toàn sức khỏe lao động, phòng chống cháy nổ, phòng chống dịch bệnh, đảm bảo y tế và vệ sinh môi trường;

d) Lễ khai mạc, bế mạc kỳ thi và các nghi thức tổ chức, tham dự các hoạt động khác của kỳ thi phải được tiến hành trang trọng, nghiêm túc phù hợp với quy mô, tính chất, phạm vi và các yêu cầu khác của kỳ thi; đảm bảo chất lượng, hiệu quả, tiết kiệm, chống lãng phí;

e) Không tổ chức hoặc tham gia cá cược trái pháp luật;

g) Cơ quan, đơn vị tổ chức, tham dự các kỳ thi kỹ năng nghề các cấp trong nước,khu vực và thế giới thúc đẩy mạnh mẽ phong trào tổ chức thi kỹ năng nghề cho người học, các học viên, người lao động và thực hiện các quy định, tại điểm b, khoản 2, Điều 59 của Bộ Luật lao động; Điều 64 của Luật Giáo dục nghề nghiệp và các quy định liên quan của pháp luật về thi kỹ năng nghề; Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 28/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới và các quy định hiện hành liên quan khác.

Điều 6. Nghề được tổ chức thi kỹ năng nghề các cấp trong nước,khu vực và thế giới

1. Nghề tổ chức thi kỹ năng nghề các cấp trong nước có thể là một hoặc hơn một nghề phù hợp với một hoặc một số quy định tại khoản 2 của Điều này, nhưng phải có sự chuẩn hóa, mô tả về kỹ thuật, phạm vi, tính chất và nội dung liên quan khác của nghề; hoặc tiêu chuẩn kỹ năng của nghề đó.

2. Nguyên tắc lựa chọn nghề để tổ chức thi kỹ năng nghề các cấp trong nước theo một trong các nguyên tắc sau:

a) Nhu cầu phát triển nguồn nhân lực, nâng cao kỹ năng nghề của người lao động ở trong nước; nhu cầu tuyển dụng phổ biến, yêu cầu về nguồn nhân lực có kỹ năng nghề đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên thị trường lao động ở địa phương, trong nước hoặc do các đoàn dự thi đăng ký đáp ứng điều kiện theo Quy chế tổ chức và tham dự kỳ thi;

b) Tham khảo các nghề đã tổ chức tại các kỳ thi kỹ năng nghề các cấp trong nước,khu vực và thế giới trước đó;

c) Các nghề đã công bố tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia hoặc có tên trong danh mục nghề nghiệp Việt Nam được bàn hành kèm theo Quyết định số 34/2020/QĐ-TTg ngày 26/11/2020 về của Thủ tướng Chính phủ;

d) Nhu cầu hội nhập khu vực và thế giới và khả năng tổ chức nguồn lực về kỹ thuật, tài chính và các điều kiện đảm bảo tính khả thi khác đối với kỳ thi.

3. Các nghề được tổ chức thi tại kỳ thi kỹ năng nghề cơ sở do Ban tổ chức thi kỹ năng nghề cơ sở lựa chọn theo quy định tại khoản 1 của Điều này được Cơ quan tổ chức kỳ thi kỹ năng nghề cấp cơ sở quyết định .

4. Các nghề được tổ chức thi tại kỳ thi kỹ năng nghề quốc gia là nghề do Ban tổ chức thi kỹ năng nghề Việt Nam lựa chọn theo quy định tại khoản 1 của Điều này được Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp phê duyệt.

5. Các nghề tham dự thi tại kỳ thi kỹ năng nghề khu vực và thế giới là các nghề do Ban tổ chức thi kỹ năng nghề Việt Nam đăng ký dự thi với Ban tổ chức thi kỹ năng nghề khu vực và thế giới mà Việt Nam tham dự sau khi được Bộ Lao động - Thương binh và xã hội phê duyệt.

6. Nghề được tổ chức đăng cai tại kỳ thi kỹ năng nghề khu vực và thế giới tại Việt Nam là nghề được xác định phù hợp với Điều 3 và khoản 1Điều 6, khoản 2 Điều 12 của Thông tư này.

Điều 7. Hình thức tổ chức, tham dự các kỳ thi kỹ năng nghề các cấp trong nước

1. Kỳ thi kỹ năng nghề các cấp trong nước căn cứ vào tính chất, phạm vi, độ khó, độ phức tạp và bối cảnh thực hiện của từng nghề được xác định theo yêu cầu của đề thi của mỗi nghề; khả năng về công nghệ, kỹ thuật, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nhân sự, tài chính và các điều kiện tổ chức khác của kỳ thi; bối cảnh tổ chức tại thời điểm tổ chức thi và sự tham dự của các thí sinh thuộc các đoàn dự thi, Trưởng Ban tổ chức kỳ thi quyết định lựa chọn một trong những hình thức tổ chức thi sau đây:

a) Thi trực tiếp (offline) đối với một nghề là việc tổ chức thi, trong đó triệu tập các thí sinh dự thi của nghề đó tập trung tại một địa điểm nhất định do Ban tổ chức kỳ thi lựa chọn, chuẩn bị và quy định theo yêu cầu của đề thi nhằm đảm bảo được tối đa giá trị cốt lõi của kỳ thi, tính chính xác và trình diễn được các kỹ năng theo yêu cầu độ khó, độ phức tạp trong bối cảnh và tính chất kỹ thuật theo yêu cầu của nghề được thể hiện trong đề thi;

b) Thi trực tuyến (online) hay thi hỗn hợp (hybrid) đối với một nghề là việc tổ chức thi có ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số, điện toán đám mây, dự liệu lớn (big data) hoặc ứng dụng công nghệ mới khác đảm bảo sự kết nối và an toàn, an ninh dữ liệu thông qua kết nối máy tính với mạng internet dưới sự điều khiển của máy tính và ứng dụng các khoa học công nghệ số khác để các thí sinh dự thi có thể làm bài tại nhiều điểm khác nhau nhưng vẫn đảm bảo được sự giám sát, quan sát, kiểm tra, đánh giá, cho điểm của Ban tổ chức thông qua việc kết nối và an toàn dữ liệu đường truyền;

2. Khuyến khích tổ chức thi theo hình thức thi trực tiếp nhằm đảm bảo, phát huy được tối đa giá trị cốt lõi, mục đích, uy tín của kỳ thi và các ưu điểm khác nêu tại điểm a, khoản 1, Điều này thông qua hiệu ứng tích cực của hoạt động truyền thông, quảng bá và hướng nghiệp cho thế hệ trẻ tại kỳ thi.

3. Hình thức thi trực tuyến hoặc thi hỗn hợp được khuyến khích thực hiện trong trường hợp thí điểm hoặc khi tổ chức thi theo hình thức thi trực tiếp là khó khả thi, gặp nhiều khó khăn như dịch bệnh, thiên tai hoặc bất khả kháng khác không thể tập trung đông người hoặc nhằm tăng cường việc ứng dụng khoa học công nghệ, công nghệ thông tin, công nghệ số đảm bảo chất lượng, giá trị và các điều kiện khác như quy định tại điểm a, khoản 1 của Điều này.

4. Hình thức tổ chức, tham dự thi kỹ năng nghề của mỗi nghề tại mỗi kỳ thi được quy định tại Điều này phải được quy định tại Quy chế tổ chức, tham dự kỳ thi kỹ năng nghề các cấp trong nước , khu vực và thế giới được quy định tại Điều 17 của Thông tư này.

Điều 8. Kinh phí tổ chức, tham dự kỳ thi kỹ năng nghề các cấp trong nước, khu vực và thế giới

1. Kinh phí tổ chức, tham dự kỳ thi kỹ năng nghề các cấp trong nước , khu vực và thế giới bao gồm:

a) Kinh phí từ ngân sách nhà nước cấp theo quy định của luật ngân sách nhà nước;

b) Kinh phí từ vận động tài trợ và các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

2. Nội dung và mức chi việc tổ chức, tham dự kỳ thi kỹ năng nghề các cấp trong nước,khu vực và thế giớiđược thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 43/2012/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 14/3/2012 của Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định nội dung và mức chi hoạt động thi tay nghề các cấp và các quy định liên quan khác về tài chính của pháp luật hiện hành.

Điều 9. Cộng đồng doanh nghiệp tham gia hoạt động thi kỹ năng nghề các cấp trong nước , khu vực và thế giới

Cộng đồng doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các tổ chức khác, công dân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài: 

1. Được khuyến khích tổ chức các kỳ thi kỹ năng nghề cấp cơ sở; phối hợp, tham gia hỗ trợ, tài trợ, đồng hành tổ chức, tham dự kỳ thi kỹ năng nghề quốc gia, chuẩn bị và tham dự kỳ thi kỹ năng nghề khu vực và thế giới của Việt Nam và các hoạt động liên quan khác về tài chính, kỹ thuật, nhân sự theo yêu cầu của kỳ thi ở thời điểm tổ chức kỳ thi đối với các hoạt động theo quy định tại Điều 12 của Thông tư này.

2. Có trách nhiệm, quyền lợi tùy theo mức độ tham gia các hoạt động thi kỹ năng nghề quy định tại khoản 1 của Điều này do Ban tổ chức kỳ thi kỹ năng nghề quy định căn cứ vào quy mô, phạm vi, tính chất, điều kiện tổ chức của kỳ thi và các quy định hiện hành liên quan của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp, về lao động, việc làm và các quy định liên quan khác.

Điều 10. Biểu tượng cho các hoạt động thi kỹ năng nghề hoặc tổ chức, tham dự thi kỹ năng nghề các cấp trong nước , khu vực và thế giới

1. Các hoạt động thi kỹ năng nghề hoặc các hoạt động tổ chức, tham dự thi kỹ năng năng nghề các cấp trong nước, khu vực và thế giới theo quy định của Thông tư này có biểu tượng theo quy định tại khoản 2 của Điều này.

2. Biểu tượng gồm hai phần, phần trên là biểu tượng của Tổ chức thi kỹ năng nghề thế giới (WorldSkills International); phần dưới có chữ “Vietnam” và quốc kỳ của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt (Chi tiết của biểu tượng tại Phụ lục kèm theo Thông tư này).

Điều 11. Xử lý tình huống bất khả kháng tại kỳ thi kỹ năng nghề các cấp trong nước , khu vực và thế giới.

Trường hợp có tình huống phát sinh không lường trước được hoặc bất khả kháng, như: thiên tai, bão, lụt, cháy, nổ, dịch bệnh hoặc sự cố khác xảy ra trước hoặc trong kỳ thi kỹ năng nghề có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc tổ chức và tham dự kỳ thi, Ban tổ chức thi kỹ năng nghề các cấp trong nước báo cáo Cơ quan tổ chức thi kỹ năng nghề các cấp trong nước tương ứng hoặc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo thẩm quyền quyết định phương án, giải pháp xử lý đồng thời thông báo kịp thời cho các tổ chức, cá nhân có liên quan để thực hiện.

Chương II

 TỔ CHỨC, THAM DỰ KỲ THI KỸ NĂNG NGHỀ CÁC CẤP TRONG NƯỚC , KHU VỰC VÀ THẾ GIỚI

Điều 12. Các hoạt động chính tổ chức, tham dự kỳ thi kỹ năng nghề các cấp trong nước , khu vực và thế giới

1. Các hoạt động chính về thi kỹ năng nghề gồm một số hoạt động sau:

a) Thành lập Ban tổ chức thi kỹ năng nghề cấp cơ sở theo quy định tại Điều 14, cấp quốc gia theo quy định tại Điều 13 của Thông tư này;

b) Tổ chức các hội nghị, cuộc họp về công tác tổ chức gồm các nội dung quy định liên quan tại Điều 17; công tác kỹ thuật gồm các nội dung quy định liên quan tại Điều 16 và các nội dung liên quan khác về công tác tổ chức, kỹ thuật khác được quy định tại Thông tư này và các nội dung để chuẩn bị và tổ chức, tham dự các kỳ thi kỹ năng nghề các cấp trong nước , khu vực và thế giới;

c) Lựa chọn thí sinh, tổ chức tập huấn, huấn luyện thí sinh trong và ngoài nước; đánh giá, kiểm tra, sát hạch thí sinh, tổ chức thi thử và các hoạt động chuẩn bị khác tham dự kỳ thi kỹ năng nghề các cấp trong nước , khu vực và thế giới;

d) Tổ chức, tham dự kỳ thi kỹ năng nghề các cấp trong nước , khu vực và thế giới;

đ) Tổ chức Lễ khai mạc, bế mạc kỳ thi kỹ năng nghề các cấp trong nước, khu vực và thế giới theo quy định tại Điều 18; tổ chức đánh giá, tổng kết, tôn vinh, khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc theo Điều 21; công nhận, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho thí sinh đoạt giải cao tại kỳ thi các cấp trong nước,khu vực và thế giới theo quy định tại Điều 22 của Thông tư này và các quy định hiện hành khác;

e) Huy động sự tham gia phối hợp, tài trợ, hỗ trợ, đồng hành về tổ chức, kỹ thuật, tài chính đối với công tác tổ chức, tham dự kỳ thi Kkỹ năng nghề các cấp trong nước,khu vực và thế giới theo quy định tại Điều 9 của Thông tư này; 

f) Các hoạt động hội nhập, hợp tác khu vực và thế giới về thi kỹ năng nghề; tổ chức, tham dự các kỳ thi kỹ năng nghề các cấp trong nước,khu vực và thế giới;

g) Các hoạt động tổ chức đăng cai kỳ thi kỹ năng nghề khu vực và thế giới tại Việt Nam theo quy định tại khoản 2 của Điều này;

h) Kiểm tra, giám sát các hoạt động về thi kỹ năng nghề;

i) Hoạt động quan sát, tham quan, học hỏi, phân tích, nghiên cứu, nhận định, hội nghị, hội thảo, đúc kết các hoạt động thi kỹ năng nghề các cấp trong nước , khu vực và thế giới; các hoạt động gắn thi kỹ năng nghề với phát triển giáo dục nghề nghiệp, phát triển kỹ năng nghề cho người học, các học viên và người lao động trước, trong và sau kỳ thi;

j) Các hoạt động quảng bá, tuyên truyền, hướng nghiệp, trình diễn, triển lãm và các hoạt động khác về kỹ năng nghề tại kỳ thi nhằm tăng cường gắn kết hiệu quả giữa các bên liên quan gồm: nhà nước - nhà trường - doanh nghiệp - truyền thông - xã hội và người học, người lao động trong phát triển giáo dục đào tạo, giáo dục nghề nghiệp và chuẩn hoá, phát triển kỹ năng nghề; các hoạt động thúc đẩy gắn kết phát triển đồng bộ giữa chương trình giáo dục, giáo dục nghề nghiệp trong các cơ sở đào tạo với tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia và các tiến bộ mới về khoa học công nghệ, kỹ năng trong đề thi kỹ năng nghề, tiêu chuẩn thi kỹ năng nghề các cấp trong nước,khu vực và thế giới và hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ của các doanh nghiệp tham gia, đồng hành tại kỳ thi;

k) Các hoạt động xây dựng, biên soạn, cập nhật tiêu chuẩn nghề thi kỹ năng nghề kỳ thi các cấp trong nước; xây dựng, biên soạn, cập nhật đề thi kỹ năng nghề các cấp trong nước,khu vực và thế giới.

m) Các hoạt động về nguồn kinh phí và tài chính khác để tổ chức, tham dự kỳ thi kỹ năng nghề các cấp trong nước,khu vực và thế giới;

n) Các hoạt động phát sinh khác có liên quan hoặc theo yêu cầu của Ban tổ chức kỳ thi về công tác tổ chức, tham dự kỳ thi kỹ năng nghề các cấp trong nước, khu vực và thế giới.

2. Các hoạt động chính tổ chức đăng cai kỳ thi kỹ năng nghề khu vực và thế giới tại Việt Nam khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

a) Đề xuất việc tổ chức đăng cai kỳ thi kỹ năng nghề khu vực và thế giới tại Việt Nam theo nhu cầu, điều kiện và khả năng tổ chức đăng cai của Việt Nam; hoặc đề xuất theo đề nghị của Tổ chức thi kỹ năng nghề khu vực và thế giới gồm Tổ chức kỹ năng nghề thế giới (Worldskills International), Tổ chức kỹ năng nghề Châu Á (Worldskills Asia), Uỷ Ban tổ chức thi kỹ năng nghề ASEAN (Worldskills ASEAN) hoặc tổ chức thi kỹ năng nghề khu vực và thế giới khác;

b) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo, hướng dẫn Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp căn cứ vào các quy định hiện hành của nhà nước và quy định, hướng dẫn của tổ chức thi kỹ năng nghề khu vực và thế giới chủ trì tham mưu, tổ chức thực hiện các đề xuất quy định tại điểm a khoản 2 của Điều nàyđã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện sau khi được duyệt;

c) Các hoạt động quy định tại khoản 1 của Điều này và các hoạt động liên quan khác để thực hiện theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 của Điều này;

3. Các hoạt động chính tổ chức thi kỹ năng nghề quốc gia

a) Thành lập Ban tổ chức thi kỹ năng nghề Việt Nam để tổ chức kỳ thi kỹ năng nghề quốc gia, tham dự kỳ thi kỹ năng nghề khu vực và thế giới và các hoạt động chính về thi kỹ năng nghề quy định tại khoản 1 của Điều này; 

b) Các hoạt động thực hiện theo nghĩa vụ, trách nhiệm của Việt nam với tư cách là đại diện của nước thành viên tại kỳ thi kỹ năng nghề khu vực và thế giới mà Việt Nam tham gia;

c) Các hoạt động chuẩn bị, tổ chức cho đoàn Việt Nam đi nước ngoài tham dự các hoạt động chuẩn bị và tham dự kỳ thi kỹ năng nghề khu vực và thế giới bao gồm dự hội nghị Đại hội đồng, Tuần lễ chuẩn bị kỳ thi, các hội nghị về tổ chức, hội nghị về kỹ thuật; tổ chức đoàn Việt Nam tham dự kỳ thi kỹ năng nghề khu vực và thế giới gồm các thành phần và thực hiện  theo quy định tại khoản 2, khoản 3, Điều 19 của Thông tư này và các hoạt động khác có liên quan theo quy định, hướng dẫn và kế hoạch chung của Ban tổ chức kỳ thi kỹ năng nghề khu vực và thế giới;

d) Các hoạt động liên quan cần thiết khác để chuẩn bị và tham dự kỳ thi kỹ năng nghề quốc gia hoặc khu vực và thế giới bao gồm các hoạt động theo quy định tại khoản 5 của Điều này;

đ) Các hoạt động chỉ đạo, hướng dẫn, thực hiện các nội dung có liên quan quy định tại khoản 4 của Điều này và các hoạt động thi kỹ năng nghề khác có liên quan.

4. Các hoạt động chính tổ chức thi kỹ năng nghề cấp cơ sở, tham dự kỳ thi kỹ năng nghề các cấp trong nước  

a) Tuỳ theo phạm vi, tính chất, quy mô và nhiệm vụ, các hoạt động chính của kỳ thi kỹ năng nghề cấp cơ sở gồm hoạt động thành lập Ban tổ chức thi kỹ năng nghề cấp cơ sở theo các quy định tại Điều 14 của Thông tư này; tổ chức đoàn tham dự kỳ thi kỹ năng nghề các cấp trong nước theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Thông tư này, các hoạt động chính có liên quan về thi kỹ năng nghề theo quy định tại khoản 1 của Điều này phù hợp với các quy định liên quan tại Điều 4, Điều 5, các quy định khác của Thông tư này và các quy định hiện hành khác;

b) Các hoạt động chính tổ chức, tham dự kỳ thi kỹ năng nghề cấp cơ sở do Trưởng Ban tổ chức thi kỹ năng nghề cấp cơ sở xây dựng và được Thủ trưởng Cơ quan tổ chức thi kỹ năng nghề cấp cơ sở phê duyệt.

5. Các hoạt động tổ chức, tham dự kỳ thi kỹ năng nghề khu vực và thế giới

Căn cứ vào điều kiện, khả năng, năng lực tổ chức tham dự mỗi kỳ thi kỹ năng nghề khu vực và thế giới mà Việt Nam tham dự, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp hoặc Ban tổ chức thi kỹ năng nghề Việt Nam theo thẩm quyền tổ chức tham dự kỳ thi kỹ năng nghề khu vực và thế giới theo các yêu cầu, quy định và hướng dẫn của từngkỳ thi kỹ năng nghề khu vực và thế giới và các quy định hiện hành kháccủa Việt Nam bao gồm các hoạt động liên quan về thi kỹ năng nghề quy định tại khoản 1 của Điều này, các hoạt động tiễn đoàn, đón đoàn thí sinh tham dự các kỳ thi khu vực và thế giới và các hoạt động  khác theo yêu cầu của công tác chuẩn bị và tham dự kỳ thi do Trưởng Ban tổ chức thi kỹ năng nghề Việt Nam quyết định.

Điều 13. Ban tổ chức thi kỹ năng nghề Việt Nam

1. Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp có trách nhiệm trình Lãnh đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thành lập Ban tổ chức thi kỹ năng nghề Việt Nam (tên tiếng Anh là Worldskills Vietnam) có thành phần, cơ cấu, số lượng theo quy định tại khoản 2 Điều này; có nhiệm vụ giúp Bộ Lao động – thương binh và Xã hội tổ chức kỳ thi kỹ năng nghề quốc gia theo các hoạt động quy định tại khoản 3 Điều 12; hướng dẫn tổ chức thi kỹ năng nghề cấp cơ sở theo các hoạt động theo quy định tại khoản 4 Điều 12; tổ chức tham dự kỳ thi kỹ năng nghề khu vực và thế giới theo các quy định tại khoản 5 Điều 12 và các quy định liên quan khác của Thông tư này.

2. Thành phần, cơ cấu, số lượng Ban tổ chức thi kỹ năng nghề Việt Nam

a) Ban tổ chức thi kỹ năng nghề Việt Nam có một Trưởng Ban tổ chức là Lãnh đạo Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp phụ trách về kỹ năng nghề và không quá 02 Phó Trưởng Ban tổ chức, trong đó phải có một người là Lãnh đạo đơn vị về kỹ năng nghề. Các thành phần khác của Ban tổ chức thi kỹ năng nghề Việt Nam do Bộ Trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định gồm các thành viên là Lãnh đạo, cán bộ do các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, đơn vị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, hiệp hội nghề nghiệp, các doanh nghiệp, các tổ chức liên quan khác cử tham gia khác nhưng không quá 25 thành viên, bao gồm Lãnh đạo một số Cục, Vụ, đơn vị liên quan trực thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

b) Ban tổ chức thi kỹ năng nghề Việt Nam được thành lập một hoặc một số hội đồng thi quốc gia, các tiểu ban giúp việc để giúp Ban tổ chức về công tác tổ chức, kỹ thuật, tài chính và các hoạt động liên quan khác tổ chức, tham dự kỳ thi.

c) Ban tổ chức thi kỹ năng nghề Việt Nam có đơn vị chuyên trách về kỹ năng nghề thuộc Tổng cục giáo dục nghề nghiệp (Vụ Kỹ năng nghề) là đơn vị thường trực.

3. Trách nhiệm của Ban tổ chức thi kỹ năng nghề Việt Nam

a) Làm đầu mối và chủ trì thực hiện quan hệ hợp tác với cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước về kỳ thi kỹ năng nghề quốc gia, kỳ thi kỹ năng nghề khu vực và thế giới và các kỳ thi kỹ năng nghề liên quan khác;

b) Chỉ đạo và tổ chức kỳ thi kỹ năng nghề quốc gia, chuẩn bị và tổ chức đoàn Việt Nam tham dự kỳ thi kỹ năng nghề khu vực và thế giới theo quy định tại khoản 3, khoản 5 Điều 12 của Thông tư này và các quy định hiện hành liên quan khác;

c) Thực hiện một số công tác chuẩn bị khác gồm xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí các hoạt động liên quan đến thi kỹ năng nghề, Quy chế tổ chức, tham dự thi kỹ năng nghề quốc gia và huấn luyện đội tuyển quốc gia trình Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp phê duyệt và tổ chức thực hiện sau khi được duyệt; Lựa chọn địa điểm, đơn vị phù hợp đăng cai tổ chức kỳ thi kỹ năng nghề quốc gia, huấn luyện đội tuyển quốc gia tham dự kỳ thi kỹ năng nghề khu vực và thế giới; Lựa chọn các chuyên gia kỹ thuật phục vụ tổ chức kỳ thi kỹ năng nghề quốc gia và các chuyên gia, thí sinh để tổ chức huấn luyện cho đội tuyển quốc gia, chuẩn bị và tham dự kỳ thi kỹ năng nghề khu vực và thế giới;

d) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong và ngoài nước làm các thủ tục liên quan để đoàn Việt Nam tham dự kỳ thi kỹ năng nghề khu vực và thế giới theo quy định của các Ban tổ chức thi kỹ năng nghề khu vực và thế giới, nước chủ nhà đăng cai tổ chức kỳ thi kỹ năng nghề khu vực và thế giới và các quy định hiện hành liên quan khác;

đ) Trình Lãnh đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phê duyệt danh sách thành phần chính thức và trình Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp phê duyệt danh sách thành viên là quan sát viên theo quy định, hướng dẫn tại quy chế, quy định, hướng dẫn của Ban tổ chức thi kỹ năng nghề khu vực và thế giới và ban hành quyết định thành lập đoàn Việt Nam gồm các thành phần theo danh sách được duyệt tại điểm này để tham gia các hoạt động chuẩn bị, tham dự thi kỹ năng nghề khu vực và thế giới được quy định tại các điểm b, c và d khoản 3, khoản 5 Điều 12 của Thông tư này;

e) Thực hiện các nội dung, công việc được giao khác để hoàn thành các nhiệm vụ theo quy định tại khoản 1, khoản 3 của Điều này và các quy định liên quan khác của Việt Nam;

f) Báo cáo Lãnh đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội định kỳ, đột xuất về việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ và trách nhiệm được giao;

g) Trưởng Ban tổ chức có trách nhiệm phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban tổ chức.

Điều 14. Ban tổ chức thi kỹ năng nghề cấp cơ sở

1. Cơ quantổ chức kỳ thi kỹ năng nghề cấp cơ sở thành lập Ban tổ chức thi kỹ năng nghề cấp cơ sở tương ứng để giúp việc tổ chức kỳ thi kỹ năng nghề cấp cơ sở và tổ chức tham dự kỳ thi kỹ năng nghề cấp cơ sở và quốc gia theo các quy định, hướng dẫn tại Thông tư này và các quy định hiện hành liên quan khác.

2. Thành phần, cơ cấu, số lượng Ban tổ chức thi kỹ năng nghề cấp cơ sở

Tuy theo quy mô, tính chất, phạm vi của kỳ thi, Ban tổ chức thi kỹ năng nghề cấp cơ sở:

a) Có một Trưởng Ban tổ chức là Lãnh đạo Cơ quan tổ chứckỳ thi kỹ năng nghề cấp cơ sở và không quá 02 Phó Trưởng Ban tổ chức. Các thành phần khác của Ban tổ chức thi kỹ năng nghề cấp cơ sở do Thủ trưởng Cơ quantổ chức thi kỹ năng nghề cấp cơ sở quyết định nhưng không quá 19 người;

b) Ban tổ chức thi kỹ năng nghề cấp cơ sở được thành lập một hoặc một số hội đồng thi quốc gia, các tiểu ban giúp việc để giúp Ban tổ chức về công tác tổ chức, kỹ thuật, tài chínhvà các hoạt động liên quan khác tổ chức, tham dự kỳ thi kỹ năng nghề các cấp.

3. Trách nhiệm của Ban tổ chức thi kỹ năng nghề cấp cơ sở

a) Làm đầu mối và chủ trì thực hiện quan hệ hợp tác với cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước về tổ chức kỳ thi kỹ năng nghề cấp cơ sở cùng cấp tương ứng, tham dự kỳ thi kỹ năng nghề các cấp trong nước và các kỳ thi kỹnăng nghề liên quan khác;

b) Chỉ đạo và tổ chức kỳ thi kỹnăng nghề cấp cơ sở, thực hiện các hoạt động theo quy định tại khoản 4 Điều 12 của Thông tư này và các quy định hiện hành liên quan khác;

c) Thực hiện một số công tác chuẩn bị khác gồm xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí các hoạt động liên quan đến thi kỹ năng nghề, Quy chế tổ chức, tham dự thi kỹ năng nghề và huấn luyện đội tuyển tham dự thi kỹ năng nghề các cấp trong nước trình Thủ trưởng Cơ quan tổ chức thi kỹ năng nghề cấp cơ sở cùng cấp tương ứng phê duyệt và tổ chức thực hiện sau khi được duyệt; lựa chọn địa điểm, đơn vị phù hợp đăng cai tổ chức kỳ thi kỹ năng nghề cơ sở cùng cấp tương ứng, huấn luyện đội tuyển cấp cơ sở tham dự kỳ thi kỹ năng nghề các cấp trong nước; lựa chọn các chuyên gia kỹ thuật phục vụ tổ chức kỳ thi kỹ năng nghề cấp cơ sở và các chuyên gia, thí sinh để tổ chức huấn luyện cho đội tuyển, chuẩn bị và tham dự kỳ thi kỹ năng nghề các cấp trong nước;

d) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong và ngoài nước làm các thủ tục liên quan để tham dự kỳ thi kỹ năng nghề các cấp trong nước theo quy định của các Ban tổ chức thi kỹ năng nghề tham dự;

đ) Thực hiện các nội dung, công việc được giao khác để hoàn thành các nhiệm vụ theo quy định tại khoản 3 của Điều này và các quy định liên quan khác của Việt Nam;

e) Báo cáo Lãnh đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (qua Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp) định kỳ, đột xuất về việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ, trách nhiệm được giao;

f) Trưởng Ban tổ chức có trách nhiệm phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban tổ chức.

Điều 15. Đăng ký tham dự kỳ thi kỹ năng nghề các cấp trong nước , khu vực và thế giới

1. Đăng ký tham dự kỳ thi kỹ năng nghề quốc gia

a) Cơ quan tổ chức kỳthi hoặc Ban tổ chức thi kỹ năng nghềcấp cơ sở căn cứ vào khả năng tham dự và hướng dẫn của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Ban tổ chức thi kỹ năng nghề Việt Nam được thành lập theo quy định tại Điều 13 của Thông tư này và Quy chế tổ chức, tham dự thi kỹ năng quốc gia và huấn luyện đội tuyển quốc gia được ban hành theo quy định tại Điều 17 của Thông tư này để đăng ký tham dự kỳ thi kỹ năng nghề quốc gia theo từng kỳ thi;

b) Khuyến khích Cơ quan tổ chức thi kỹ năng nghề cấp cơ sở tuyển chọn thí sinh phù hợp xuất sắc nhất tham dự kỳ thi kỹ năng nghề quốc gia;

c) Khuyến khích các thí sinh khu vực và thế giới từ các quốc gia có quan hệ ngoại giao và tình hữu nghị với Việt Nam tham dự kỳ thi kỹ năng nghề quốc gia theo quy định hiện hành nhằm tăng cường, giao lưu, học hỏi và hợp tác khu vực và thế giới về kỹ năng nghề.

2. Đăng ký tham dự kỳ thi kỹ năng nghề cấp cơ sở

 Cơ quan tổ chức thi hoặc Ban tổ chức thi kỹ năng nghề cấp cơ sở hướng dẫn đăng ký và tham dự kỳ thi cấp cơ sở của mình để các thí sinh, các đoàn dự thi đăng ký và tham dự kỳ thi thuận lợi nhất.

3. Đăng ký tham dự kỳ thi kỹ năng nghề khu vực và thế giới

Căn cứ vào các quy định, hướng dẫn, Quy chế tổ chức, tham dự kỳ thi kỹ năng nghề khu vực và thế giới và các điệu kiện tham dự khác của Việt Nam, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Ban tổ chức thi kỹ năng nghề Việt Nam đăng ký tham dự kỳ thi kỹ năng nghề khu vực và thế giới theo quy định tại khoản 5, Điều 6 của Thông tư này.

Điều 16. Đề thi kỹ năng nghề

1. Mỗi nghề tổ chức thi có một đề thi kỹ năng nghề được xây dựng, biên soạn dựa vào tiêu chuẩn nghề thi kỹ năng nghề thế giới hoặc trong nước hoặc tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công bố, theo đó mô tả các công việc yêu cầu thí sinh dự thi phải thực hiện, trình diễn sự xuất sắc nghề nghiệp của mình trong khoảng thời gian nhất định. Đề thi của mỗi nghề phải nêu được bối cảnh, mục đích, quá trình và kết quả của nghề; phải có mô tả kỹ thuật của đề thi, danh mục yêu cầu về cơ sở hạ tầng, sơ đồ mặt bằng tổ chức thi, trang thiết bị, dụng cụ, nguyên nhiên vật liệu; phải kèm theo bảng chi tiết các tiêu chuẩn, tiêu chí và hướng dẫn phương pháp đánh giá, chấm điểm kết quả bài thi của thí sinh và các hướng dẫn khác của Ban tổ chức kỳ thi.

a) Mô tả kỹ thuật của đề thi mô tả chi tiết về các nội dung gồm: tên của nghề tổ chức thi; tiêu chuẩn kỹ năng nghề (nếu có); hướng dẫn phương pháp đánh giá, chấm điểm theo bảng tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá, chấm điểm; định dạng, cấu trúc của đề thi; quy trình xây dựng đề thi; hướng dẫn tổ chức thực hiện thi cho nghề; các quy định cụ thể về an toàn sức khoẻ, lao động và môi trường của nghề (nếu có); sơ đồ mặt bằng tổ chức thi; các yêu cầu về về trang thiết bị, dụng cụ, vật liệu do thí sinh, chuyên gia tự chuẩn bị hoặc không được sử dụng trong quá trình làm bài thi; các tham khảo tư vấn ngành công nghiệp liên quan (nếu có) và các nội dung liên quan khác;

b) Danh mục yêu cầu về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, dụng cụ, nguyên nhiên vật liệu được lập để phục vụ công tác chuẩn bị, tổ chức kỳ thi cho một nghề tổ chức thi. Danh mục này được cập nhật, sửa đổi bổ sung theo thực tế cập nhật sửa đổi, bổ sung của đề thi theo quy định của Ban tổ chức kỳ thi trong quá trình chuẩn bị tổ chức kỳ thi;

c) Phạm vi, tính chất, độ khó, độ phức tạp yêu cầu của đề thi của mỗi nghề được biên soạn phù hợp với mục đích, nguyên tắc, yêu cầu theo quy định tại Điều 4, Điều 5 và các quy định liên quan khác của Thông tư này.

2. Đề thi được biên soạn để thí sinh có thể thực hiện và hoàn thành phù hợp và theo yêu cầu thực tiễn của nghề hoặc tính chất của công việc được mô tả trong phần mô tả kỹ thuật của đề thi hoặc tiêu chuẩn kỹ năng nghề hoặc tiêu chuẩn nghề được nêu tại khoản 1 của Điều này. Không gian mặt bằng, cơ sở vật chất, trang thiết bị yêu cầu làm bài thi phải được hạn chế tối thiểu ở mức có thể trong quá trình biên soạn đề thi.

3. Tuỳ theo tính chất, phạm vi và yêu cầu tổ chức thi của nghề, đề thi kỹ năng nghề có thể được biên soạn dựa trên Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia của nghề hoặc biên soạn dựa trên cơ sở đề thi của nghề nếu nghề đó đã được biên soạn phục vụ các kỳ thi kỹ năng nghề khu vực và thế giới như kỳ thi kỹ năng nghề ASEAN, Châu Á và thế giới.

4. Ban tổ chức kỳ thi căn cứ vào quy mô, tính chất, mức độ, khả năng áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ và điều kiện tổ chức của mỗi kỳ thi để quy định, hướng dẫn cho mỗi nghề tổ chức thi:

a) Biên soạn đề thi bằng hình thức thành lập tổ chuyên gia biên soạn đề thi kỹ năng nghề hoặc có thể thuê bên thứ 3 độc lập tổ chức biên soạn phù hợp với các quy định về đề thi tại Thông tư này nhưng phải đảm bảo chất lượng tính độc lập, bảo mật và các giá trị cốt lõi của kỳ thi;

b) Yêu cầu thời gian làm bài thi, trang biết bị, dụng cụ, nguyên nhiên vật liệu và các yêu cầu đảm bảo khác;

c) Các quy định, hướng dẫn cụ thể khác tuỳ theo đặc thù khác nhau của từng nghề tổ chức thi.

Điều 17. Quy chế tổ chức, tham dự kỳ thi kỹ năng nghề các cấp trong nước , khu vực và thế giới

1. Quy chế tổ chức, tham dự kỳ thi kỹ năng nghề các cấp trong nước để quy định cụ thể về công tác tổ chức và các giải pháp thực hiện kỳ thi, bao gồm việc tổ chức, điều hành và thực hiện tham dự thi và thi cho tất cả các nghề tổ chức thi; các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, hướng dẫn các thành phần tham gia tổ chức, thực hiện, tham dự các hoạt động thi kỹ năng nghề; các hoạt động chính về thi kỹ năng nghề phù hợp với phạm vi, quy mô, tính chất, cấp độ của từng kỳ thi được quy định tại các khoản 1, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 12 của Thông thư này và các hoạt động liên quan khác đảm bảo theo quy định tại Điều 4 và Điều 5 và các quy định kháctại Thông tư này, các yêu cầu của Cơ quan tổ chức của kỳ thi kỹ năng nghề.

2. Quy chế tổ chức, tham dự thi kỹ năng nghề và huấn luyện đội tuyển tham dự thi kỹ năng nghề các cấp trong nước do Ban tổ chức kỳ thi xây dựng trình Thủ trưởng Cơ quantổ chức kỳ thi phê duyệt sau khi lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị, tổ chức liên quan bao gồm các cơ quan, đơn vị, tổ chức có đoàn thí sinh dự thi và được ban hành trước thời điểm tổ chức thi ít nhất01 tháng; được công bố công khai trên trang thông tin điện tử của Cơ quan tổ chức kỳ thi kỹ năng nghề và trang thông tin điện tử của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp www.gdnn.gov.vn và www.kynangnghe.gov.vn đối với kỳ thi do bộ, ngành, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan đoàn thể trung ương tổ chức.

3. Quy chế tổ chức, tham dự thi kỹ năng nghề quốc gia và huấn luyện đội tuyển quốc gia do Ban tổ chức thi kỹ năng nghề Việt Nam xây dựng theo quy định tại các khoản 1 và khoản 2 của Điều này được Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp phê duyệt ban hành sau khi thông qua tại Hội nghị về công tác tổ chức kỳ thi và trước kỳ thi kỹ năng nghề quốc gia ít nhất02 tháng; được công bố công khai trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp www.gdnn.gov.vn và www.kynangnghe.gov.vn.

4. Quy chế tổ chức, tham dự thi kỹ năng nghề quốc gia và huấn luyện đội tuyển quốc gia gồm các nội dung theo quy định nêu tại khoản 1, khoản 3 của Điều này và các quy định cụ thể, chi tiết về:

a) Tiêu chuẩn, vai trò, trách nhiệm và quyền lợi đối với từng thành phần, đối tượng tham gia kỳ thi gồm tập thể, cá nhân tham gia Ban tổ chức thi kỹ năng nghề Việt Nam; các bộ phận, tiểu ban giúp việc của Ban tổ chức thi kỹ năng nghề Việt Nam và các tổ chức, cá nhân khác tham gia; các điều kiện đảm bảo để thực hiện các nội dung phù hợp với quy định tại các khoản 1, khoản3, khoản4 và khoản5 Điều 12 của Thông tư này;

b) Biên soạn đề thi theo quy định tại Điều 16 của Thông tư này;

c) Cơ cấu giải thưởng và quy trình, thủ tục, phương pháp đánh giá, chấm điểm cho thí sinh đối với từng đề thi của từng nghề và của kỳ thi;

d) Tiêu chí, tiêu chuẩn tuyển chọn thí sinh tham gia đội tuyển quốc gia tham dự kỳ thi kỹ năng nghề khu vực và thế giới; công tác huấn luyện, sát hạch, lựa chọn thí sinh chính thức tham dự kỳ thi kỹ năng nghề khu vực và thế giới; công tác thành lập đoàn và tổ chức đoàn Việt Nam tham dự kỳ thi kỹ năng nghề khu vực và thế giới và các công tác khác tham dự kỳ thi theo quy định của kỳ thi kỹ năng nghề khu vực và thế giới mà Việt Nam tham dự và các quy định hiện hành khác;

đ) Công tác khen thương và kỷ luật; các quy định về giải quyết tố cáo, khiếu nại về tổ chức, tham dự kỳ thi;

e) Các nội dung khác đảm bảo tổ chức, thực hiện các hoạt động chính về thi kỹ năng nghề các cấp trong nước , khu vực và thế giới theo quy định của Thông tư này và các quy định hiện hành khác của pháp luật;

f) Công tác báo cáo định kỳ, đột xuất theo yêu cầu và các nội dung khác về tổ chức thi kỹ năng nghề quốc gia, tham dự kỳ thi kỹ năng nghề khu vực và thế giới.

5. Tùy theo tính chất, quy mô, phạm vi của từng kỳ thi kỹ năng nghề cấp cơ sở, mỗi kỳ thi kỹ năng nghề cấp cơ sở có nội quy, Quy chế tổ chức, tham dự gồm các nội dung dung theo quy định nêu tại khoản 1, khoản 2 Điều này và các quy định cụ thể, chi tiết về:

a) Tiêu chuẩn, vai trò, trách nhiệm và quyền lợi đối với từng thành phần, đối tượng tham gia kỳ thi gồm các tập thể, cá nhân tham gia Ban tổ chức thi kỹ năng nghề cấp cơ sở; các bộ phận, tiêu ban giúp việc của Ban tổ chức thi kỹ năng nghề cấp cơ sở và các tổ chức, cá nhân khác tham gia; các điều kiện đảm bảo để thực hiện các nội dụng phù hợp với quy định tại khoản 4 của Điều 12 của Thông tư này;

b) Tiêu chí, tiêu chuẩn tuyển chọn thí sinh tham gia đội tuyển tham dự kỳ thi kỹ năng nghề các cấp trong nước; công tác huấn luyện, sát hạch, lựa chọn thí sinh chính thức tham dự kỳ thi kỹ năng nghề các cấp trong nước; công tác thành lập đoàn và tổ chức đoàn tham dự kỳ thi kỹ năng nghề các cấp trong nước và các công tác khác tham dự kỳ thi theo quy định của kỳ thi kỹ năng nghề quốc gia và các quy định hiện hành khác;

c) Các nội dung theo quy định tại điểm b, điểm c, điểm đ, điểm e và điểm f khoản 4 của Điều này.

6. Quy chế tổ chức, tham dự thi kỹ năng nghề quốc gia và huấn luyện đội tuyển quốc gia; Quy chế tổ chức, tham dự thi kỹ năng nghề và huấn luyện đội tuyển tham dự thi kỹ năng nghề các cấp trong nước quy định tại Điều này được cập nhật, sửa đổi, bổ sung theo từng kỳ tổ chức và từng kỳ tham dự kỳ thi kỹ năng nghề cấp cơ sơ, quốc gia hay khu vực và thế giới.

Điều 18. Khai mạc và bế mạc kỳ thi kỹ năng nghề các cấp trong nước , khu vực và thế giới

1. Lễ khai mạc, bế mạc kỳ thi kỹ năng nghề các cấp trong nước , khu vực và thế giớiđược tổ chức phù hợp, tương ứng với các quy định tại Điều 4, Điều 5 và điểm đ, khoản 1, Điều 12 của Thông tư này. Việc trang trí lễ khai mạc, bế mạc và tại các địa điểm thi có treo quốc kỳ, cờ, khẩu hiệu có nội dung phù hợp với kỳ thi, biểu tượng của kỳ thi và tên đơn vị tổ chức, đơn vị tài trợ, đồng hành và đối tác hợp tác. Ngoài ra, lễ khai mạc kỳ thi khu vực và thế giới được đăng cai tại Việt Nam (nếu có) sẽ được tổ chức phù hợp với thông lệ và nghi thức ngoại giao khu vực và thế giới, các quy định, hướng dẫn của Ban tổ chức kỳ thi.

2. Lễ bế mạc kỳ thi kỹ năng nghề các cấp trong nước , khu vực và thế giới được tổ chức nhằm tổng kết, đánh giá việc tổ chức kỳ thi; khen thưởng, tôn vinh cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc và có đóng góp cho sự thành công của kỳ thi.

Điều 19. Đoàn tham dự kỳ thi kỹ năng nghề các cấp trong nước và đoàn Việt Nam tham dự kỳ thi kỹ năng nghề khu vực và thế giới

1. Đoàn tham dự kỳ thi kỹ năng nghề cấp trong nước

a) Đoàn tham dự kỳ thi kỹ năng nghề cấp quốc gia gồm các thành viên được đăng ký và tham dự kỳ thi kỹ năng nghề quốc gia được quy định tại khoản 1 Điều 15 của Thông tư này;

b) Đoàn tham dự kỳ thi kỹ năng nghề cấp cơ sở gồm các thành viên được đăng ký và tham dự kỳ thi kỹ năng nghề cấp cơ sở theo quy định tại khoản 2 Điều 15 của Thông tư này;

c) Ban tổ chức thi kỹ năng nghề các cấp trong nước quy định, hướng dẫn, hỗ trợ việc tham dự của các đoàn dự thi phù hợp với quy mô, tính chất và phạm vi của kỳ thi;

d) Đoàn tham dự kỳ thi kỹ năng nghề các cấp trong nước có trách nhiệm thực hiện theo các quy định, hướng dẫn của Ban tổ chức kỳ thi và các quy định khác theo Quy chế tổ chức, tham dự của kỳ thi thi;

đ) Đoàn tham dự kỳ thi kỹ năng nghề quốc gia tự đảm bảo việc ăn, ở, đi lại cho các thành viên trong quá trình tham dự kỳ thi kỹ năng nghề quốc gia trừ khi có quy định khác.

2. Đoàn Việt Nam tham dự kỳ thi kỹ năng nghề khu vực và thế giới gồm các thành viên là các thành phần quy định tại điểm đ, khoản 3 Điều 13 và khoản 3 Điều 15 của Thông tư này. Trong đó tuỳ theo quy mô, số lượng nghề và thí sinh dự thi, chuyên gia kỳ thi Đoàn có ít nhất một Trưởng đoàn và một phó Trưởng đoàn là Đại biểu Chính thức (Official Delegate), Đại biểu Kỹ thuật (Technical Delegate) của Việt Nam tại kỳ thi và các thành viên phụ trách về an ninh, an toàn, về sức khoẻ, hậu cần và hỗ trợ công tác tổ chức, kỹ thuật khác cho đoàn.

3. Các thành viên đoàn Việt Nam tham dự kỳ thi kỹ năng nghề khu vực và thế giới có trách nhiệm và quyền lợi sau:

a) Tham dự khoá tập huấn trước khi tham dự kỳ thi theo quy định của Trưởng Ban tổ chức thi kỹ năng nghề Việt Nam;

b) Thực hiện các quy định của Ban tổ chức thi kỹ năng nghề khu vực và thế giới, luật pháp của nước đến công tác; quy định của đoàn Việt Nam tham dự kỳ thi kỹ năng nghề khu vực và thế giới; các quy định của Chính phủ Việt Nam đối với công dân đi công tác nước ngoài và các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam;

c)Báo cáo về kết quả tham dự kỳ thi kỹ năng nghề khu vực và thế giới theo hướng dẫn của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Ban tổ chức thi kỹ năng nghề Việt Nam;

d) Chấp hành nội quy, quy định và phân công của đoàn do Trưởng Ban tổ chức thi kỹ năng nghề Việt Namvà Trưởng đoàn (trong quá trình tham dự kỳ thi kỹ năng nghề khu vực và thế giới) quyết định;

đ) Đối với các thành viên đoàn Việt Nam tham gia là thí sinh dự thi và thành viên khác được phân công nhiệm vụ theo quy định của Ban tổ chức kỳ thi và Quy chế của kỳ thi gồm Đại biểu chính thức (Official Delegate), Đại biểu kỹ thuật (Technical Delegate) và một số thành viên khác do Trưởng đoàn quyết định phân công được hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi về phương tiện, công cụ và các điều kiện khác để hoành thành nhiệm vụ được giao trong quá trình chuẩn bị và tham dự kỳ thi. Chi tiết hỗ trợ, tạo điều kiện do Trưởng đoàn quyết định theo mức độ thực hiện trách nhiệm, nhiệm vụ theo phân công của Ban tổ chức thi kỹ năng nghề khu vực và thế giới. Riêng thí sinh phải đảm bảo được hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi, kịp thời về trang thiết bị, dụng cụ, nguyên nhiên vật liệu, sức khoẻ, tinh thần tích cực và các điều kiện khác để các thí sinh tham gia làm bài tốt nhất trong quá trình làm bài tại kỳ thi;

e) Các thành viên nêu tại điểm đ) của Điều này và các thành viên đoàn khác được hưởng các quyền lợi liên quan quy định tại Điều 21 và các trách nhiệm, quyền lợi khác theo quy định tại Thông tư này và các quy định hiện hành có liên quan.

Chương III

BÁO CÁO, TỔNG KẾT, KHEN THƯỞNG, CÔNG NHẬN VÀ CẤP CHỨNG CHỈ KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA

Điều 20. Chế độ báo cáo về tổ chức, tham dự các kỳ thi kỹ năng nghề các cấp trong nước , khu vực và thế giới

1. Trưởng Ban tổ chức thi kỹ năng nghề các cấp trong nước báo cáo về các hoạt động thi kỹ năng nghề theo nhiệm vụ, trách nhiệm được giao theo quy định tại Thông tư này và gửi về Cơ quan tổ chức thi kỹ năng nghề của kỳ thi không quá 20 ngày kể từ khi các hoạt động thi kỹ năng nghề kết thúc nhưng không muộn hơn ngày 05 tháng 12 hằng năm.

2. Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp hướng dẫn việc báo cáo theo quy định tại khoản 1 của Điều này.

Điều 21. Công tác khen thưởng

Các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc đóng góp cho sự thành công của kỳ thi kỹ năng nghề các cấp trong nước , khu vực và thế giới được xem xét, đề xuất khen thương theo quy định hiện hành của pháp luật về khen thưởng. Cụ thể như sau:

1. Thí sinh, học viên có thành tích cao, đoạt giải tại kỳ thi kỹ năng nghề quốc gia , khu vực và thế giới đủ tiêu chuẩn khen thưởng theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 110/2020/NĐ-CP ngày 15/9/2020 của Chính phủ quy định chế độ khen thưởng đối với học sinh, sinh viên, học viên đoạt giải trong các kỳ thi quy định chế độ khen thưởng đối với học sinh, sinh viên, học viên đoạt giải trong các kỳ thi quốc gia, khu vực và thế giới (sau đây gọi tắt là Nghị định 110/2020/NĐ-CP) được xem xét đề xuất cấp có thẩm quyền xét hưởng theo tiêu chuẩn và mức khen thưởngtheo quy định tại Điều 3, Điều 5, Nghị định số 110/2020/NĐ-CP.

2. Thí sinh, học viên có thành tích cao, đoạt giải tại kỳ thi kỹ năng nghề cấp cơ sở được hưởng các chế độ khen thưởng do Cơ quan tổ chức kỳ thi kỹ năng nghề cấp cơ sở quy định theo các quy định của pháp luật hiện hành về thi đua, khen thưởng.

3. Cá nhân là chuyên gia, chuyên gia kỹ thuật có thành tích xuất sắc đóng góp trực tiếp cho thí sinh, học viên đoạt giải theo quy định tại khoản 1 của Điều này được xem xét đề xuất cấp có thẩm quyền xét khen thưởng theo tiêu chuẩn thấp hơn một tiêu chuẩn và một mức khen thưởng so với tiêu chuẩn và mức khen thưởng của thí sinh, học viên được thưởng theo quy định tại khoản 1 của Điều này. 

4. Cá nhân là chuyên gia, chuyên gia kỹ thuật có thành tích xuất sắc đóng góp trực tiếp cho thí sinh, học viên đoạt giải theo quy định tại khoản 2 của Điều này được đề xuất xét khen thưởng theo tiêu chuẩn, mức khen thưởng thấp hơn một mức so mức tiêu chuẩn, mức khen thưởng của thí sinh, học viên được hưởng theo quy định tại khoản 2 của Điều này.

5. Cá nhân là Đại biểu chính thức (Official Delegate), Đại biểu kỹ thuật (Technical Delegate) của Việt Nam đủ thời gian liên tục tham gia công tác tổ chức và chuẩn bị, huấn luyện thí sinh, thành lập đoàn tham dự cho đến khi kết thúc tại một trong các kỳ thi kỹ năng nghề khu vực và thế giới gồm kỳ thi kỹ năng ASEAN, Châu Á và thế giới hoặc kỳ thi kỹ năng nghề khu vực và thế giới khác thì được đề xuất xem xét khen thưởng tối thiểu bằng hoặc tương đương với tiêu chuẩn và mức khen thưởng cao nhất của chuyên gia, chuyên gia kỹ thuật được hưởng theo quy định tại khoản 3 của Điều này đối với cùng một kỳ thi có đoàn Việt Nam tham dự.

6. Các cá nhân, tập thể khác có thành tích xuất sắc, đóng góp cho thành công tại kỳ tại kỳ thi kỹ năng nghề cấp cơ sở, quốc gia, khu vực và thế giới được xem xét, đề xuất xét khen thưởng theo quy định hiện thành về thi đua, khen thưởng và các quy định tại Thông tư liên tịch số 43/2012/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 14/3/2012 của Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định nội dung và mức chi hoạt động thi tay nghề các cấp và các quy định hiện hành của pháp luật về thi đua, khen thưởng khác (nếu có).

7. Danh sách tập thể, thí sinh, chuyên gia và các cá nhân khác được khen thưởng theo quy định khoản 1, khoản 3, khản 5, khoản 6 của Điều này được công bố trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (gdnn.gov.vn và kynangnghe.gov.vn).

8. Các tập thể, cá nhân khác có thành tích xuất sắc tham gia tích cực vào kỳ thi kỹ năng nghề cấp cơ sở được Trưởng Ban tổ chức thi kỹ năng nghề cấp cơ sở xem xét, đề xuất khen thưởng các cấp có thẩm quyền theo các quy định hiện hành của pháp luật về thi đua, khen thưởng.

Điều 22. Công nhận, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia

Thí sinh đoạt giải tại kỳ thi kỹ năng nghề quốc gia, khu vực và thế giới được Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp công nhận và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 31/2015/NĐ-CP ngày 24/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia và được sửa đổi, bổ sung tại Điều 3 Nghị định 140/2018/ NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung các Nghị định của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến các điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và các văn bản pháp luật khác về đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 23. Trách nhiệm của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp

1. Tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý nhà nước đối với các hoạt động về thi kỹ năng nghề theo quy định tại Điều 12 của Thông tư này và các quy định liên quan khác về thi kỹ năng nghề các cấp trong nước , khu vực và thế giới theo quy định hiện hành.

2. Chủ trì giúp Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện các quy định tại Điều 3 và thực hiện các trách nhiệm theo thẩm quyền được quy định tại khoản 1, Điều 13 và các quy định khác được quy định tại Thông tư này và các quy định hiện hành khác.

3. Xây dựng, biên soạn, cập nhật tiêu chuẩn nghề thi kỹ năng nghề trong nước hàng năm hoặc hai năm một lần cho kỳ thi kỹ năng nghề quốc gia dựa vào tiêu chuẩn nghề thi kỹ năng nghề thế giới hoặc tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội công bố hoặc theo thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của nghề (nếu chưa có tiêu chuẩn nghề thi kỹ năng nghề thế giới hoặc tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia).

4. Báo cáo định kỳ, đột xuất kết quả tổ chức kỳ thi kỹ năng nghề quốc gia, kết quả tham dự kỳ thi kỹ năng nghề khu vực và thế giới theo quy định tại khoản 6, Điều 265 của Thông tư này và các yêu cầu khác của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan có liên quan.

5. Xem xét, phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt khen thưởngcho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc thuộc Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đủ điều kiện theo các quy định tại khoản 1, khoản 3, khoản 5, khoản 6 và khoản 8 tại Điều 21 của Thông tư này.

6. Thực hiện các nhiệm vụ, trách nhiệm khác theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.

Điều 24. Trách nhiệm của Ban tổ chức thi kỹ năng nghề Việt Nam

1. Thực hiện các nhiệm vụ và trách nhiệm quy định tại Điều 13, các quy định liên quan tạiĐiều 17 và các quy định khác có liên quan tại Thông tư này.

2. Tổng hợp, xem xét và đề xuất khen thưởng đối với Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và cơ quan, đơn vị, các cấp có thẩm quyền khác đối với các tập thể, cá nhân đủ điều kiện được hưởng theo các quy định liên quan tại khoản 1, khoản 3, khoản 5, khoản 6 và khoản 8 tại Điều 21 của Thông tư này và các quy định khác của pháp luật về thi đua, khen thưởng.   

3. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Điều 20 của Thông tư này và các báo cáo khác theo yêu cầu của Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp hoặc Bộ Trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

4. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ Trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội giao về thi kỹ năng nghề.

Điều 25. Trách nhiệm của Ban tổ chức thi kỹ năng nghề cấp cơ sở

1. Thực hiện nhiệm vụ, trách nhiệm theo quy định tại Điều 14, các quy định liên quan tại Điều 17 và các quy định khác có liên quan tại Thông tư này.

2. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại khoản 1, Điều 20 của Thông tư này và các báo khác theo yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan tổ chức kỳ thi kỹ năng nghề cấp cơ sở của mình và đồng gửi về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi kỳ thi kỹ năng nghề được đăng cai tổ chức để tổng hợp.

3. Tổng hợp, xem xét và đề xuất khen thưởng đối với các cấp có thẩm quyền cho các tập thể, cá nhân đủ điều kiện được hưởng theo các quy định liên quan tại khoản 2, khoản 4 tại Điều 21 của Thông tư này và các quy định khác của pháp luật về thi đua, khen thưởng.

Điều 26. Trách nhiệm của các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

1. Thực hiện quản lý nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền về thi kỹ năng nghề thuộc trách nhiệm của bộ, ngành và ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

2. Chỉ đạo tổ chức kỳ thi kỹ năng nghề cấp cơ sở theo chức năng nhiệm vụ thuộc thẩm quyền quản lý theo các quy định tại Thông tư này.

3. Phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Ban tổ chức thi kỹ năng nghề Việt Nam) và chỉ đạo Ban tổ chức thi kỹ năng nghề cấp cơ sở khác thuộc thẩm quyền thực hiện các hoạt động chính về thi kỹ năng được quy định tại Điều 12 và các quy định liên quan khác tại Thông tư này.

4. Đăng ký tham dự và tổ chức đoàn tham dự kỳ thi kỹ năng nghề quốc gia theo hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Ban tổ chức thi kỹ năng nghề Việt Nam) và các quy định tại Điều 15, Điều 19, các quy định liên quan khác của Thông tư này.

5. Thực hiện trách nhiệm được quy định cụ thể tại Quy chế tổ chức, tham dự thi kỹ năng nghề quốc gia và huấn luyện đội tuyển quốc gia; các trách nhiệm có liên quan được quy định tại Thông tư này và các nhiệm vụ khác theo quy định hiện hành.

6. Tổng hợp các báo cáo về thi kỹ năng nghề cấp cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định tại khoản 1, Điều 20 của Thông tư này và các hoạt động thi kỹ năng nghề khác và gửi về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp) không quá 30 ngày kể từ khi các hoạt động thi kỹ năng nghề kết thúc nhưng không muộn hơn ngày 15 tháng 12 hằng năm .

Điều 27. Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cơ quan tổ chức thi kỹ năng nghề cấp cơ sở khác

1. Trách nhiệm của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

a) Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện trách nhiệm theo thẩm quyền quy định tại Điều 26 của Thông tư này tại địa phương;

b) Chỉ đạo, hướng dẫn, phối hợp với các Cơ quan tổ chức thi kỹ năng nghề cấp cơ sở thuộc thẩm quyền trong địa bàn tổ chức, tham dự thi kỹ năng nghề cấp cơ sở tại địa phương theo các quy định tại Thông tư này;

c) Thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến tham dự kỳ thi kỹ năng nghề quốc gia và tổ chức đoàn tham dự kỳ thi kỹ năng nghề quốc gia theo phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

d) Thực hiện trách nhiệm được quy định cụ thể tại Quy chế tổ chức, tham dự thi kỹ năng nghề quốc gia và huấn luyện đội tuyển quốc gia; Quy chế tổ chức, tham dự thi kỹ năng nghề và đội tuyển tham dự thi kỹ năng nghề các cấp trong nước, khu vực và thế giới, trách nhiệm có liên quan được quy định tại Thông tư này và các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

2. Trách nhiệm của cơ quan tổ chức thi kỹ năng nghề cấp cơ sở khác

Chỉ đạo, thực hiện các trách nhiệm theo thẩm quyền được quy định tại Điều 254s của Thông tư này.

Điều 28. Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội

1. Thống nhất quản lý nhà nước về thi kỹ năng nghề các cấp trong nước , khu vực và thế giới theo quy định của pháp luật.

2. Thực hiện các nhiệm vụ theo thẩm quyền quy định tại Điều 3, điểm a, khoản 3, Điều 12 và các trách nhiệm khác được quy định tại Thông tư này.

3. Xem xét phê duyệt hoặc phê duyệt đề xuất khen thưởng cho các tập thể, cá nhân đủ điều kiện theo quy định tại Điều 21 của Thông tư này do Ban tổ chức thi kỹ năng nghề Việt Nam, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp trình.

Điều 29. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại

1. Cơ quan thành lập Ban tổ chức thi kỹ năng nghề cấp cơ sở tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại các hoạt động liên quan đến trách nhiệm, quyền hạn của Ban tổ chức thi kỹ năng nghề cấp cơ sở do cơ quan thành lập.

2. Ban tổ chức thi kỹ năng nghề Việt Nam tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại trong quá trình tổ chức thi kỹ năng nghề quốc gia và huấn luyện đội tuyển quốc gia tham dự các kỳ thi kỹ năng nghề khu vực và thế giới.

3. Mọi khiếu nại về tổ chức thi và kết quả thi phải được đưa ra trong thời gian tổ chức thi, muộn nhất là trước thời điểm diễn ra cuộc họp cuối cùng của Ban tổ chức thi kỹ năng nghề cấp cơ sở và Ban tổ chức thi kỹ năng nghề Việt Nam về phê duyệt kết quả thi. Sau thời hạn trên, Ban tổ chức thi kỹ năng nghề cấp cơ sở và Ban tổ chức thi kỹ năng nghề Việt Nam sẽ không tiếp nhận và xem xét giải quyết thắc mắc về kết quả thi.

4. Các khiếu nại hay tố cáo vượt quá thẩm quyền giải quyết của cơ quan thành lập Ban tổ chức thi kỹ năng nghề cấp cơ sở, Ban tổ chức thi kỹ năng nghề Việt Nam theo quy định tại khoản 1, khoản 2 của Điều này được thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 30. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày     tháng      năm 20….

Điều 31. Trách nhiệm thi hành

Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (qua Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp) để xem xét, giải quyết./.

 

 

 

Không có thông tin
Không có thông tin
Không có thông tin