NGHỊ ĐỊNH
Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Bảo hiểm xã hội
về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động
là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội ngày 20 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật An toàn, vệ sinh lao động ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động là công dânnước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Chương I QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộcđối với người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân nước ngoài làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam thuộc diện áp dụng bảo hiểm xã hội bắt buộc khi có một trong các giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp sau đây:
a) Giấy phép lao động;
b) Chứng chỉ hành nghề;
c) Giấy phép hành nghề.
2. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại Khoản 3 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội
3. Cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài.
Các đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này sau đây gọi chung là người lao động.
Điều 3. Quyền, trách nhiệm của người lao động và người sử dụng lao động
Người lao động và người sử dụng lao động quy định tại Nghị định này có đầy đủ quyền và trách nhiệm theo quy định tại các Điều 18, 19, 20 và 21 của Luật Bảo hiểm xã hội.
Chương II CÁC CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC
Điều 4. Các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc
Người lao động quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định này thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, bao gồm các chế độsau đây:
1. Ốm đau;
2. Thai sản;
3. Chế độ tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp;
4. Hưu trí;
5. Tử tuất.
Điều 5. Chế độ ốm đau
1. Điều kiện hưởng chế độ ốm đau thực hiện theo quy định tại Điều 25 của Luật Bảo hiểm xã hội.
2. Thời gian hưởng thực hiện theo quy định tại Điều 26 và Điều 27 của Luật Bảo hiểm xã hội.
3. Mức hưởng thực hiện theo quy định tại Điều 28 của Luật Bảo hiểm xã hội.
4. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau thực hiện theo quy định tại Điều 29 của Luật Bảo hiểm xã hội.
Điều 6. Chế độ thai sản
1. Điều kiện hưởng chế độ thai sản thực hiện theo quy định tại các Điểm a, b, d, đ, e Khoản 1,Khoản 2 vàKhoản 3 Điều 31 của Luật Bảo hiểm xã hội.
2. Thời gian hưởng thực hiện theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 36 và Điều 37 của Luật Bảo hiểm xã hội.
3. Mức hưởng thực hiện theo quy định tại Điều 38 và Điều 39 của Luật Bảo hiểm xã hội.
4. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản thực hiện theo quy định tại Điều 41 của Luật Bảo hiểm xã hội.
Điều 7. Chế độ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp
1. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp thực hiện theo quy định tại Điều 45 và Điều 46 của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
2. Giám định mức suy giảm khả năng lao độngthực hiện theo quy định tại Điều 47 của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
3. Mức hưởng thực hiện theo quy định tại các Điều 48, 49, 51 và Điều 52của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
4. Thời điểm hưởng trợ cấp thực hiện theo quy định tại Điều 50 của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
5. Trợ cấp khi người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thực hiện theo quy định tại các Khoản 1, 2 và Khoản 3 Điều 53 của Luật An toàn, vệ sinh lao động và Khoản 2 Điều 10 Nghị định này.
6. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật thực hiện theo quy định tại Điều 54 củaLuật An toàn, vệ sinh lao động.
Điều 8. Chế độ hưu trí
1. Điều kiện hưởng lương hưu thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 54, Khoản 1 Điều 55 của Luật Bảo hiểm xã hội và Điều 6 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2015của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc (sau đây gọi tắt là Nghị định số 115/2015/NĐ-CP) .
2. Mức hưởng thực hiện theo quy định tại các Điều 56, 57, 58, 62 và Điều 63 của Luật Bảo hiểm xã hội và các Điều 7, 9 và Điều 10 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP.
3. Thời điểm hưởng lương hưu thực hiện theo quy định tại Điều 59 của Luật Bảo hiểm xã hội.
4. Bảo hiểm xã hội một lần
a)Người lao động quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này khi hết thời hạn của hợp đồng lao động hoặc hết thời hạn của giấy phép lao động mà không tiếp tục làm việc theo hợp đồng lao động hoặc không làm thủ tục để gia hạn giấy phép lao động,nếucó yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
b)Mức hưởng và thời điểm hưởng bảo hiểm xã hội một lần thực hiện theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 4 Điều 60 của Luật Bảo hiểm xã hội.
Điều 9. Chế độ tử tuất
1. Trợ cấp mai táng thực hiện theo quy định tại Điều 66 của Luật Bảo hiểm xã hội.
2. Trợ cấp tuất
a) Người lao động đang đóng hoặc đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người đang hưởng lương hưu, người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng khi chết thì thân nhân theo quy định tại Khoản 6 Điều 3 của Luật Bảo hiểm xã hội được hưởng trợ cấp tuất một lần.
b) Mức trợ cấp tuất một lần thực hiện theo quy định tại Điều 70 của Luật Bảo hiểm xã hội.
Điều10. Chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng không còn cư trú tại Việt Nam
1. Người lao động đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng khi không còn cư trú tại Việt Nam và có nguyện vọng thìđược giải quyết hưởng trợ cấp một lần.
2. Mức trợ cấp một lần đối với người lao động tại Khoản 2 Điều này được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 65 của Luật Bảo hiểm xã hội.
Chương III QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI
Điều 11. Mức đóng và phương thức đóng của người lao động
1. Người lao động quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định này, hàng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
2. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Điều 12. Mức đóng và phương thức đóng của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định này, hàng tháng đóng trên quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động như sau:
a) 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;
b) tối đa bằng 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mức cụ thể do Chính phủ quy định;
c) 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.
2. Người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định tại Khoản 2 Điều 11 Nghị định này.
Điều 13. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội
1. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Khoản 1 Điều 7 và Khoản 1 Điều 8Nghị định này là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.
2.Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Khoản 1 Điều này bằng tiền đồng Việt Nam. Trường hợp người lao động có tiền lương ghi trong hợp đồng lao động bằng ngoại tệ thì việc đóng bảo hiểm xã hội và ghi sổ bảo hiểm xã hội được thực hiện theo quy định tại Điều 26 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP
3. Trường hợp tiền lương tháng quy định tại Khoản 1 Điều này cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Chương IV TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THỰC HIỆN BẢO HIỂM XÃ HỘI
Điều 14. Trình tự, thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội
Trình tự, thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động quy định tạiKhoản 1 Điều 2 Nghị định này thực hiện theo quy định tại Mục 1 Chương VII của Luật Bảo hiểm xã hội.
Điều 15. Hồ sơ, giải quyết hưởng chế độ ốm đau, giải quyết hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau
1. Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau thực hiện theo quy định tại Điều 100 của Luật Bảo hiểm xã hội.
2. Giải quyết hưởng chế độ ốm đauthực hiện theo quy định tại Điều 102 của Luật Bảo hiểm xã hội.
3. Giải quyếthưởng trợ cấp dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau thực hiện theo quy định tại Điều 103 của Luật Bảo hiểm xã hội.
Điều 16.Hồ sơ, giải quyết hưởng chế độ thai sản, giải quyết hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản
1. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản thực hiện theo quy định tại Điều 101 của Luật Bảo hiểm xã hội
2. Giải quyết hưởng chế độ thai sản thực hiện theo quy định tại Điều 102 củaLuật Bảo hiểm xã hội
3. Giải quyết hưởng trợ cấp dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau thai sản thực hiện theo quy định tại Điều 103 của Luật Bảo hiểm xã hội.
Điều 17.Hồ sơ, giải quyết hưởng chế độ bảo hiểmtai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, giải quyết hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thực hiện theo quy định tại Điều 57 và Điều 58 của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
2. Giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thực hiện theo quy định tại Điều 59 và Điều 61 của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
3. Giải quyết hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thực hiện theo quy định tại Điều 60 và Điều 61 của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
4. Hồ sơ, trình tự khám giám định mức suy giảm khả năng lao động để giải quyết chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thực hiện theo quy định tại Điều 62 của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
Điều 18.Hồ sơ, giải quyết hưởng lương hưu
1. Hồ sơ hưởng lương hưu thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 108 của Luật Bảo hiểm xã hội
2. Giải quyết hưởng lương hưu thực hiện theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 4 Điều 110 củaLuật Bảo hiểm xã hội
Điều 19. Hồ sơ, giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần
1. Hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần thực hiện theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 109 của Luật Bảo hiểm xã hội.
2. Giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần
Trong thời hạn 30 ngày tính đến thời điểm hết thời hạn của hợp đồng lao động hoặc hết thời hạn của giấy phép lao động (tùy thuộc điều kiện nào đến trước) mà người lao động không tiếp tục làm việc theo hợp đồng lao động hoặc không được gia hạn giấy phép lao động, người lao động có yêu cầu hưởng bảo hiểm xã hội một lần nộp hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều này cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.
Điều 20. Hồ sơ, giảiquyết hưởng chế độ tử tuất
1. Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất đối với người đang đóng bảo hiểm xã hội bao gồm:
a) Sổ Bảo hiểm xã hội.
b) Bản sao giấy chứng tử hoặc bản sao quyết định tuyên bố là đã chết của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
c) Tờ khai của thân nhân hoặc đại diện theo pháp luật.
d) Biên bản điều tra tai nạn lao động nếu chết do tai nạn lao động hoặc bản sao bệnh án điều trị bệnh nghề nghiệp đối với trường hợp chết do bệnh nghề nghiệp.
2. Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất đối với người đanghưởng lương hưu, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng bao gồm:
a) Bản sao giấy chứng tử hoặc bản sao quyết định tuyên bố là đã chết của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
b) Tờ khai của thân nhânhoặc đại diện theo pháp luật.
3. Giải quyết hưởng chế độ tử tuất thực hiện theo quy định tại Điều 112 của Luật Bảo hiểm xã hội.
Điều 21. Hồ sơ, giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng không còn cư trú tại Việt Nam
1. Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng không còn cư trú tại Việt Nam có nguyện vọngnhận trợ cấp một lần nộp đơn đề nghị cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết cho người lao động.
Chương V ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 22. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.
Điều 23. Trách nhiệm tổ chức thi hành
1. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.
2. Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm ban hành mẫu, trình tự, thẩm quyền cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội, giấy ra viện và các mẫu giấy quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội và Nghị định này; quy định hồ sơ, trình tự khám giám định mức suy giảm khả năng lao động để giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động.
3. Tổng Giám đốc bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm ban hành mẫu sổ, mẫu hồ sơ bảo hiểm xã hội bằng tiếng Anh và một số ngôn ngữ khác để người lao động thuận lợi trong việc đăng ký tham gia và thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội quy định tại Nghị định này.
4.CácBộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Dang Thi Hong
2. Đối với các đối tượng là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam theo diện luân chuyển nội bộ, không ký Hợp đồng lao động với Cty con ở Việt Nam thì có thuộc đối tượng phải tham ...Xem tiếp
Công ty TNHH Nippon Kouatsu Electric Việt Nam
- Trường hợp, người nước ngoài sang...Xem tiếp
Công ty TNHH Intel Producst Việt Nam
Liên quan tới quy định người nước ngoài đáp ứng các yêu cầu liên quan tới giấy phép, chứng chỉ hành nghề và giấy phép hành nghề, doanh nghiệp có câu hỏi như sau:
1. Trong trường hợp, người lao động nước ngoài đã và đang đóng bảo hiểm xã hội ở quê nhà thì có ảnh hưởng cũng như có q...Xem tiếp
Chi nhánh Công ty Bảo hiểm Bảo lãnh Seul tại Hà Nội
Vậy đối với trường hợp người lao động thuộc diện miễn giấy phép lao động thì có là đối tượng áp dung hay không? Quy định này chưa nêu rõ đối tượng đó.
Đề nghị thể hiện rõ đối tượng tham gia đối với ...Xem tiếp