Tóm tắt
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn xác định đơn giá khoán và quỹ tiền lương thực hiện của người lao động và Ban điều hành quy định tại Điều 7 và Điều 8 Nghị định số 20/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ thực hiện thí điểm quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng năm 2020 đối với một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước (sau đây gọi là Nghị định số 20/2020/NĐ-CP).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định số 20/2020/NĐ-CP.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện các quy định tại Thông tư này.
Lần dự thảo:

 

THÔNG TƯ

Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 20/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ thực hiện thí điểm quản lý

lao động, tiền lương, tiền thưởng đối với một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước

 

Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Nghị định số 20/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ thực hiện thí điểm quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng đối với một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quan hệ lao động và Tiền lương;

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 20/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ thực hiện thí điểm quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng đối với một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn xác định đơn giá khoán và quỹ tiền lương thực hiện của người lao động và Ban điều hành quy định tại Điều 7 và Điều 8 Nghị định số 20/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ thực hiện thí điểm quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng năm 2020 đối với một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước (sau đây gọi là Nghị định số 20/2020/NĐ-CP).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định số 20/2020/NĐ-CP.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện các quy định tại Thông tư này.

Điều 3. Đơn giá tiền lương khoán

1. Đơn giá tiền lương khoán đối với người lao động và Ban điều hành năm 2020 được xác định theo công thức sau:

ĐGkhoán = ĐG2018-2019 + ĐGbs                           (1)      

Trong đó:

a)  Đơn giá khoán năm 2020. Đơn vị tính như sau:

- Đối với Công ty mẹ - Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (sau đây gọi tắt là VNPT) đơn vị tính là đồng/1.000 đồng tổng doanh thu trừ tổng chi phí chưa có lương. Các chỉ tiêu tổng doanh thu, tổng chi phí được tính theo quy định của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và hướng dẫn của Bộ Tài chính.

- Đối với Công ty mẹ - Tổng công ty Hàng không Việt Nam (sau đây gọi tắt là VNA) đơn vị tính là đồng/một tấn-km thực hiện có doanh thu. Chỉ tiêu tấn-km thực hiện có doanh thu do VNA xác định theo chuẩn mực chung của tổ chức ICAO kèm theo đơn giá tiền lương khoán.

- Đối với Công ty mẹ - Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (sau đây gọi tắt là VATM) đơn vị tính là đồng/một km điều hành bay quy đổi. Chỉ tiêu km điều hành bay quy đổi được thực hiện:

+ Phương án 1: Chỉ tiêu km điều hành bay quy đổi do VATM xác định kèm theo đơn giá tiền lương khoán.

+ Phương án 2: Chỉ tiêu km điều hành bay quy đổi quy định cụ thể tại Mục II Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

b) ĐGkhoán: Đơn giá tiền lương bình quân giai đoạn 2018 - 2019 được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều này (theo công thức 2).

c) ĐGbs: Đơn giá bổ sung, được xác định theo quy định tại khoản 3 Điều này (theo công thức 3).

2. Đơn giá tiền lương bình quân giai đoạn 2018 - 2019 được xác định theo công thức sau:                                                                                                            (2)

 

ĐG2018-2019

=

Qnlđ + Qbđh + Qat

Tctkl

Trong đó:

a)ĐG2018-2019 : Đơn giá tiền lương bình quân giai đoạn 2018 - 2019. Đơn vị tính như quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

b) Qnlđ: Tổng quỹ tiền lương thực tế thực hiện của năm 2018 và năm 2019 của người lao động làm việc theo hợp đồng lao động (sau đây gọi là người lao động).

c) Qbđh: Tổng tiền lương thực tế thực hiện của năm 2018 và năm 2019 của Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng (sau đây gọi là Ban điều hành), được xác định theo tiền lương thực tế đã chi trả cho Ban điều hành theo quy chế trả lương của công ty.

d) Qat: Tổng quỹ tiền thưởng an toàn hàng không (đối với VNA và VATM) thực tế thực hiện của năm 2018 và năm 2019 của người lao động và Ban điều hành.

đ) Tctkl: Tổng chỉ tiêu khoán lương (đối với VNPT là tổng doanh thu trừ tổng chi phí chưa có lương; VNA là tổng số tấn-km thực hiện có doanh thu; VATM là tổng số km điều hành bay quy đổi) thực tế thực hiện của năm 2018 và năm 2019.

3. Đơn giá bổ sung được xác định theo công thức sau:                                                                                                                                                                        (3)

ĐGbs

=

Qbs

Tctkl

                                                                                                   

Trong đó:

a) ĐGbs: Đơn giá bổ sung.

b) Tctkl: Tổng chỉ tiêu khoán lương thực tế thực hiện của năm 2018 và năm 2019 theo điểm đ khoản 2 Điều này.

c) Qbs: Quỹ tiền lương bổ sung. Quỹ tiền lương bổ sung tối đa được xác định như sau:

- Đối với VNPT, quỹ tiền lương bổ sung được xác định trên cơ sở chênh lệch tiền lương của tổng số lao động trực tiếp thực hiện sản phẩm công nghệ cao (là sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ cao do Thủ tướng Chính phủ hoặc các Bộ chuyên ngành ban hành) công ty đang sử dụng năm 2018 và năm 2019 được trả tiền lương thấp hơn so với mức tiền lương của lao động cùng vị trí, ngành nghề trên thị trường. Dựa trên Báo cáo tiền lương do các công ty điều tra thị trường, VNPT tổng hợp, so sánh để báo cáo cơ quan chủ sở hữu cùng với đơn giá khoán.

- Đối với VNA, quỹ tiền lương bổ sung được xác định trên cơ sở chênh lệch tiền lương của tổng số người lái máy bay là người Việt Nam công ty đang sử dụng năm 2018 và năm 2019 được trả tiền lương thấp hơn so với mức tiền lương của người lái máy bay là người nước ngoài làm việc tại công ty cùng vị trí công việc.

- Đối với VATM, quỹ tiền lương bổ sung được xác định trên cơ sở số lao động bình quân dự kiến phải tăng thêm năm 2018, năm 2019 so với tổng số lao động sử dụng bình quân năm 2018, năm 2019 theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền vì mục tiêu an ninh, an toàn hàng không và mức tiền lương, tiền thưởng an toàn hàng không bình quân thực tế thực hiện năm 2018, năm 2019 của VATM.

4. Căn cứ vào quỹ tiền lương bổ sung tối đa tại điểm c khoản 3 Điều này, công ty quyết định sử dụng một phần hoặc toàn bộ để tính đơn giá bổ sung (ĐGbs) nhưng phải bảo đảm điều kiện quy định tại khoản 5 Điều này.

5. Công ty xác định đơn giá khoán theo quy định tại khoản 1, 2, 3 và khoản 4 Điều này, công ty phải bảo đảm quy định lợi nhuận (trước thuế) kế hoạch năm 2020 không được thấp hơn lợi nhuận thực hiện bình quân của giai đoạn 2018 - 2019.

6. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, kinh doanh hằng năm, công ty thực hiện tạm ứng tiền lương cho người lao động và ban điều hành không quá quỹ tiền lương tính trên cơ sở 85% đơn giá khoán nhân với chỉ tiêu khoán lương kế hoạch năm theo điểm đ khoản 2 Điều này.

Điều 4. Quỹ tiền lương thực hiện của người lao động và Ban điều hành

1. Quỹ tiền lương thực hiện năm 2020 theo đơn giá khoán của công ty được xác định như sau:            

Qtlđg = ĐGkhoán x Tctklth        (5)

Trong đó:

a) Qtlđg: Quỹ tiền lương thực hiện theo đơn giá khoán.

b) ĐGkhoán: Đơn giá khoán theo quy định tại Điều 3 Thông tư này.

c) Tctklth: Chỉ tiêu khoán lương theo điểm đ khoản 2 Điều 3 Thông tư này thực hiện năm 2020.

2. Quỹ tiền lương thực hiện được xác định trên cơ sở quỹ tiền lương theo đơn giá khoán quy định tại khoản 1 Điều này và điều chỉnh theo mức tăng (theo tỷ lệ %) tiền lương bình quân, mức tăng (theo tỷ lệ %) năng suất lao động bình quân và lợi nhuận (trước thuế) thực hiện năm 2020 so với thực hiện bình quân giai đoạn 2018 - 2019 của công ty gắn với từng trường hợp cụ thể như sau:

a) Trường hợp mức tăng tiền lương bình quân thấp hơn mức tăng năng suất lao động bình quân và lợi nhuận thực hiện bằng lợi nhuận thực hiện bình quân của giai đoạn 2018 - 2019 thì quỹ tiền lương thực hiện được xác định bằng quỹ tiền lương theo đơn giá khoán.

Tiền lương bình quân và năng suất lao động bình quân thực hiện năm 2020; tiền lương bình quân, năng suất lao động bình quân và lợi nhuận thực hiện bình quân của giai đoạn 2018 - 2019 được xác định theo Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

b) Trường hợp mức tăng tiền lương bình quân bằng hoặc cao hơn mức tăng năng suất lao động bình quân và lợi nhuận thực hiện bằng lợi nhuận thực hiện bình quân của giai đoạn 2018 - 2019 thì sau khi xác định theo điểm a Khoản này, công ty giảm trừ quỹ tiền lương thực hiện cho đến khi bảo đảm mức tăng tiền lương bình quân thấp hơn mức tăng năng suất lao động bình quân.

c) Trường hợp lợi nhuận thực hiện cao hơn lợi nhuận thực hiện bình quân của giai đoạn 2018 - 2019 thì sau khi xác định quỹ tiền lương thực hiện theo điểm a Khoản này hoặc theo điểm b Khoản này, công ty được bổ sung vào quỹ tiền lương thực hiện theo nguyên tắc: cứ vượt 1% lợi nhuận, được bổ sung thêm tối đa 2% quỹ tiền lương thực hiện hằng năm, nhưng không quá 20% phần lợi nhuận vượt và không quá 02 tháng tiền lương bình quân thực hiện của tổng số lao động thực tế sử dụng bình quân nhân với 12 tháng.   

d) Trường hợp lợi nhuận thực hiện thấp hơn lợi nhuận thực hiện bình quân của giai đoạn 2018 - 2019 thì sau khi xác định quỹ tiền lương thực hiện theo điểm a Khoản này hoặc theo điểm b Khoản này, phải giảm trừ vào quỹ tiền lương thực hiện theo một trong hai cách do công ty lựa chọn:

Cách 1: Giảm trừ vào quỹ tiền lương thực hiện theo tỷ lệ % bằng mức giảm (theo tỷ lệ %) lợi nhuận thực hiện thấp hơn lợi nhuận thực hiện bình quân của giai đoạn 2018 - 2019.

 Cách 2: Giảm trừ vào quỹ tiền lương thực hiện theo giá trị bằng mức chênh lệch giá trị lợi nhuận thực hiện thấp hơn lợi nhuận thực hiện bình quân của giai đoạn 2018 - 2019.

Mức giảm trừ vào quỹ tiền lương thực hiện theo cách 1 hoặc các 2 tối đa không quá 02 tháng tiền lương bình quân thực hiện của tổng số lao động thực tế sử dụng bình quân nhân với 12 tháng và phải bảo đảm quỹ tiền lương thực hiện năm 2020 không thấp hơn quỹ tiền lương tính theo mức tiền lương bình quân trong hợp đồng lao động.

3. Căn cứ quỹ tiền lương thực hiện theo khoản 1 và khoản 2 Điều này và tiền lương đã tạm ứng cho người lao động, công ty xác định quỹ tiền lương còn lại được hưởng. Trường hợp đã tạm ứng và chi vượt quá quỹ tiền lương thực hiện thì phải hoàn trả từ quỹ tiền lương của năm sau liền kề.

Điều 5. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày    tháng     năm 2020.

2. Các quy định đơn giá khoán, quỹ tiền lương thực hiện của người lao động và Ban điều hành quy định tại Thông tư này được áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2020.

3. Công ty tiếp tục thực hiện mức tiền chi bữa ăn giữa ca cho người lao động, Ban điều hành, Thành viên Hội đồng quản trị, Thành viên Hội đồng thành viên, Trưởng ban kiểm soát, Kiểm soát viên (nếu có) không vượt quá 730.000 đồng/người/tháng. Việc thực hiện chế độ ăn giữa ca theo hướng dẫn tại Thông tư số 22/2008/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ ăn giữa ca trong công ty nhà nước.

Trong quá trình thực hiện nếu có v­ướng mắc, đề nghị cơ quan, đơn vị phản ánh về Bộ Lao động - Thư­ơng binh và Xã hội để hướng dẫn bổ sung kịp thời./.

  (3)

Không có thông tin
Không có thông tin
Không có thông tin
Không có thông tin