Tóm tắt
Nghị định này quy định về điều kiện, thủ tục, thẩm quyền cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động; việc ký quỹ của doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động; danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động.
Lần dự thảo:

NGHĐNH

Quy định chi tiết thi hành khoản 3 Điều 54 của Bộ luật Lao động về việc cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động, việc ký quỹ và danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động

Căn cLut Tchc Chính phngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cBộ luật Lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 08 tháng 12 năm 2014;

Theo đnghca Btrưng BLao đng - Thương binh và Xã hi;

Chính phban hành Nghđnh quy định chi tiết thi hành khoản 3 Điều 54 của Bộ luật Lao động về việc cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động, việc ký quỹ và danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động,

Chương I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về điều kiện, thủ tục, thẩm quyền cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động; việc ký quỹ của doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động; danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động.

2. Bên thuê lại lao động.

3. Người lao động thuê lại.

4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động cho thuê lại lao động.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động nhưng không trực tiếp sử dụng mà cung ứng người lao động của mình sang làm việc tạm thời cho người sử dụng khác (sau đây gọi là doanh nghiệp cho thuê).

2. Bên thuê lại lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân sử dụng người lao động của doanh nghiệp cho thuê lại lao động trong một thời gian xác định.

3. Người lao động thuê lại là người lao động có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, đã ký hợp đồng lao động với doanh nghiệp cho thuê, được doanh nghiệp cho thuê cho thuê lại để làm việc theo sự điều hành của bên thuê lại lao động trong một thời gian xác định.

Chương II: ĐIỀU KIỆN, THẨM QUYỀN, THỦ TỤC CẤP, CẤP LẠI, GIA HẠN, THU HỒI GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG

Mục 1. ĐIỀU KIỆN CẤP, CẤP LẠI, GIA HẠN GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG

Điều 4. Điều kiện cấp, cấp lại, gia hạn Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động

1. Đã thực hiện ký quỹ 3.000.000.000 đồng;

2. Người đứng đầu doanh nghiệp bảo đảm điều kiện quy định tại Điều 5 Nghị định này;

Điều 5. Điều kiện đối với người đứng đầu doanh nghiệp

Người đứng đầu doanh nghiệp là người chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, chủ sở hữu công ty hoặc người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hoặc người đại diện theo ủy quyền của thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; cổ đông hoặc người đại diện theo ủy quyền của cổ động đối với công ty cổ phần, thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh phải bảo đảm các điều kiện sau:

1. Là người đại diện theo pháp luật ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp;

2. Lý lịch rõ ràng; không có án tích; trong 03 năm liền kề trước khi đề nghị cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động không là người đứng đầu doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động theo quy định tại khoản.... Điều... Nghị định này; không có hành vi giả mạo hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động;

3. Có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực cho thuê lại lao động từ 03 năm trở lên.

Mục 2 THẨM QUYỀN CẤP, CẤP LẠI, GIA HẠN, THU HỒI GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG

Điều 6. Thẩm quyền cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ủy quyền (sau đây gọi tắt là Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh) cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động.

Điều 7. Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động

  1.  Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động có kích thước khổ A4 (21 cm x 29,7 cm), gồm 01 trang được in trên giấy trắng bìa cứng, có hoa văn màu xanh da trời, có hình quốc huy in chìm, khung viền màu đen.
  2.  Nội dung của giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
  3.  Nội dung số hiệu giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động bao gồm số và mã đơn vị cấp giấy phép, mã đơn vị cấp giấy phép theo Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định này.
  4.  Phôi để in Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phát hành thống nhất.

Điều 8. Thời hạn giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động

1. Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động có thời hạn tối đa không quá 60 tháng.

2. Trường hợp gia hạn giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động thì thời hạn tối đa không quá 48 tháng; không giới hạn số lần gia hạn.

3. Trường hợp doanh nghiệp được cấp lại giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động thì thời hạn của giấy phép sau bằng thời hạn còn lại của giấy phép đã được cấp trước đó.

Mục 3 TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CẤP, CẤP LẠI, GIA HẠN, THU HỒI GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG

Điều 9. Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động

1. Doanh nghiệp gửi 01 bộ hồ sơ đầy đủ theo quy định tại Điều 10 Nghị định này đến Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để đề nghị cấp Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động (sau đây gọi là Giấy phép).

2. Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh chỉ tiếp nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, vào sổ theo dõi và có giấy biên nhận trao cho doanh nghiệp, trong giấy biên nhận phải ghi rõ ngày, tháng, năm nhận hồ sơ và thời hạn trả lời.

3. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ theo đề nghị của doanh nghiệp, Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh thực hiện thẩm định tính xác thực của hồ sơ và đánh giá mức độ đáp ứng của hồ sơ theo các điều kiện quy định tại Mục 1 Nghị định này. Khi thẩm định, đánh giá hồ sơ, Cơ quan quản lý nhà nước về lao động phải lập thành biên bản.

 4. Trường hợp doanh nghiệp đủ điều kiện cấp Giấy phép, Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh cấp Giấy phép cho doanh nghiệp. Trường hợp không cấp, không cấp lại hoặc không gia hạn Giấy phép, Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh phải có thông báo bằng văn bản tới doanh nghiệp, trong đó nêu rõ lý do không cấp, không cấp lại hoặc không gia hạn.

5. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày cấp Giấy phép, Cơ quan quản lý nhà nước về lao động gửi biên bản thẩm định và bản sao hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép của doanh nghiệp về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để kiểm tra, giám sát.

Điều 10. Hồ sơ cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động

Hồ sơ cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động bao gồm:

1. Văn bản đề nghị cấp Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này (bản chính).

2. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp (bản sao chứng thực).

3. Giấy chứng nhận tiền ký quỹ kinh doanh cho thuê lại lao động theo Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này (bản sao chứng thực).

4. Sơ yếu lý lịch của người đứng đầu doanh nghiệp có xác nhận của địa phương.

5. Phiếu lý lịch tư pháp của người đứng đầu doanh nghiệp hoặc văn bản chứng minh không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự của nơi người đó mang quốc tịch (đối với người đứng đầu doanh nghiệp là người nước ngoài) được cấp không quá 06 tháng, kể từ ngày cấp đến ngày nộp hồ sơ (bản sao chứng thực).

6. Giấy phép lao động đối với người đứng đầu doanh nghiệp là người nước ngoài (bản sao chứng thực).

7. Tài liệu chứng minh kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực cho thuê lại lao động của người đứng đầu doanh nghiệp, gồm:

a) Hợp đồng lao động hoặc quyết định bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý, điều hành hoạt động cho thuê lại lao động của người đứng đầu doanh nghiệp. Trường hợp thời gian làm việc trong lĩnh vực cho thuê lại lao động của người đứng đầu doanh nghiệp được thực hiện ở nước ngoài thì phải có văn bản xác nhận kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực phái cử lao động hoặc cho thuê lại lao động do cơ quan hoặc tổ chức nước ngoài cấp và phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

b) Văn bản xác nhận của cơ quan bảo hiểm xã hội về quá trình đóng bảo hiểm xã hội (bản sao chứng thực);

c) Hợp đồng cho thuê lại lao động của doanh nghiệp trong thời gian người đứng đầu doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy phép làm việc tại doanh nghiệp này trước đó (bản sao chứng thực).

8. Kế hoạch kinh doanh hoạt động cho thuê lại lao động 5 năm (bản chính).

Điều 11. Các trường hợp không được cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động

1. Không đáp ứng một trong các điều kiện quy định tại Điều 4 Nghị định này.

2. Doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động theo quy định tại điểm b, c, d, đ, e, g , h và k khoản 1 Điều 14 Nghị định này trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày thu hồi giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động.

3. Doanh nghiệp có hành vi giả mạo hồ sơ theo quy định tại Điều 10 Nghị định này.

Điều 12. Gia hạn Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động

1. Trường hợp có nhu cầu gia hạn Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, doanh nghiệp phải tiến hành nộp hồ sơ đề nghị gia hạn cho Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh trước 45 ngày làm việc tính từ thời điểm hết hiệu lực của Giấy phép. Trình tự, thủ tục gia hạn Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động thực hiện theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.

2. Hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động bao gồm:

a) Văn bản quy định tại khoản 1, 2, 3, 5, 6 Điều 10 Nghị định này;

b) Giấy phép hoạt động cho thuê lại đã được cấp (bản sao);

c) Báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động cho thuê lại lao động của doanh nghiệp trong thời gian được cấp Giấy phép và kế hoạch hoạt động cho thuê lại lao động trong thời gian gia hạn (bản chính).

Trường hợp doanh nghiệp thay đổi người đứng đầu thì hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy phép phải bổ sung các văn bản quy định tại khoản 4 và 7 Điều 10 Nghị định này.

3. Doanh nghiệp không được gia hạn Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Không đảm bảo các điều kiện theo quy định tại Điều 4 Nghị định này;

b) Không đảm bảo quyền lợi của người lao động cho thuê lại;

c) Không thực hiện chế độ báo cáo tình hình hoạt động cho thuê lại lao động theo quy định;

d) Nộp hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy phép sau thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này;

đ) Doanh nghiệp có hành vi giả mạo hồ sơ theo quy định tại Điều 12 Nghị định này; tẩy xóa, sửa chữa nội dung Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động.

Điều 13. Cấp lại Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động

1. Doanh nghiệp cho thuê được cấp lại Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động khi Giấy phép bị mất, bị cháy, bị hư hỏng hoặc thay đổi nội dung (tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính) trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc thay đổi người đứng đầu doanh nghiệp.

2. Trình tự, thủ tục cấp lại Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động thực hiện theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.

3. Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động như sau:

a) Trường hợp doanh nghiệp đề nghị cấp lại Giấy phép do Giấy phép bị mất, bị cháy, bị hư hỏng hoặc do thay đổi nội dung trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì hồ sơ gồm văn bản quy định tại khoản 1 và 2 Điều 10 Nghị định này;

b) Trường hợp doanh nghiệp đề nghị cấp lại Giấy phép do thay đổi người đứng đầu doanh nghiệp thì hồ sơ gồm văn bản quy định tại khoản 1, 2, 4, 5, 6, 7 Điều 10 Nghị định này.

Điều 14. Thu hồi Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động

1. Doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp không duy trì được một trong các điều kiện quy định tại Điều 4 Nghị định này;

b) Không bảo đảm chế độ đối với người lao động cho thuê lại theo quy định của pháp luật;

c) Cho doanh nghiệp khác mượn hoặc mượn Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động để hoạt động cho thuê lại lao động;

d) Thực hiện việc cho thuê lại mà không có sự đồng ý của người lao động;

đ) Cho thuê lại lao động thực hiện công việc không thuộc Danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này;

e) Cho thuê lại lao động vượt quá thời hạn cho thuê lại lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 54 Bộ luật Lao động;

g) Có hành vi giả mạo hồ sơ theo quy định tại Điều 10, Điều 12, Điều 13 Nghị định này; tẩy xóa, sửa chữa nội dung Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động;

h) Bị xử phạt hành chính do vi phạm pháp luật lao động 03 lần trong 12 tháng;

i) Không thực hiện bổ sung tiền ký quỹ sau thời hạn được quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định này;

k) Không thực hiện báo cáo định kỳ theo quy định tại Nghị định này từ 02 lần;

l) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

m)  Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động hết hạn mà doanh nghiệp không làm thủ tục gia hạn giấy phép;

n) Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động hoặc doanh nghiệp chấm dứt hoạt động cho thuê lại lao động.

2. Trình tự, thủ tục thu hồi Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động đối với trường hợp thu hồi quy định tại điểm m, n khoản 1 Điều này như sau:

a) Doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị thu hồi Giấy phép theo quy định tại khoản 4 Điều này tại Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy phép.

b) Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh nơi cấp Giấy phép kiểm tra tình hình hoạt động cho thuê lại lao động, việc thực hiện quyền và lợi ích của người lao động thuê lại của doanh nghiệp đề nghị thu hồi giấy phép.

c) Căn cứ kết quả kiểm tra, Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh quyết định thu hồi giấy phép trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị thu hồi đồng thời gửi báo cáo việc thu hồi giấy phép về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chậm nhất trước 15 ngày kể từ ngày quyết định thu hồi để kiểm tra, giám sát.

3. Trình tự, thủ tục thu hồi Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động đối với các trường hợp khác như sau:

a) Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh nơi cấp Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động cho doanh nghiệp kiểm tra, thu thập các bằng chứng vi phạm của doanh nghiệp thuộc trường hợp bị thu hồi Giấy phép quy định tại khoản 1 Điều này (trừ trường hợp quy định tại điểm m, n). Việc kiểm tra vi phạm của doanh nghiệp phải được lập thành biên bản.

b) Căn cứ kết quả kiểm tra và các bằng chứng vi phạm của doanh nghiệp, Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh quyết định thu hồi Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động của doanh nghiệp trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp.

c) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày quyết định thu hồi Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh phải gửi biên bản kiểm tra và bản sao các bằng chứng vi phạm của doanh nghiệp về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để kiểm tra, giám sát.

4. Hồ sơ thu hồi Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động theo quy định tại điểm m, n khoản 1 Điều này, gồm:

a) Văn bản đề nghị thu hồi Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động (bản chính);

b) Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động (bản chính);

c) Báo cáo tình hình hoạt động cho thuê lại lao động bao gồm những nội dung chủ yếu sau: hợp đồng cho thuê lại lao động đang còn hiệu lực; số lượng người lao động cho thuê lại đang làm việc ở bên thuê lại; phương án thực hiện trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với các hợp đồng còn hiệu lực.

Điều 15. Trách nhiệm của doanh nghiệp cho thuê khi bị thu hồi Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động

  1.  Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày có Quyết định thu hồi giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động của Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh, doanh nghiệp cho thuê có trách nhiệm:

a) Nộp báo cáo bằng văn bản về việc chấm dứt hoạt động cho thuê lại lao động cho Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh bao gồm những nội dung chủ yếu: hợp đồng cho thuê lại lao động đang còn hiệu lực; số lượng người lao động cho thuê lại lao động đang làm việc ở bên thuê lại; phương án thực hiện trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với các hợp đồng còn hiệu lực (trừ trường hợp bị thu hồi quy định tại điểm m, n khoản 1 Điều 14 Nghị định này);

b) Đăng công khai nội dung việc chấm dứt hoạt động cho thuê lại lao động trên một tờ báo viết hoặc báo điện tử trong 03 số liên tiếp (trừ trường hợp bị thu hồi quy định tại điểm l hoặc chấm dứt hoạt động tại điểm n khoản 1 Điều 14 Nghị định này).

  1.  Sau khi hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước theo quy định pháp luật, trách nhiệm đối với người lao động thuê lại theo các hợp đồng đã ký kết, doanh nghiệp cho thuê báo cáo bằng văn bản cho Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh nơi cấp Giấy phép về việc hoàn thành nghĩa vụ, kèm theo các tài liệu chứng minh việc hoàn thành các nghĩa vụ đó.

Chương III KÝ QUỸ

Điều 16. Tiền ký quỹ

1. Tiền ký quỹ được sử dụng để thanh toán tiền lương hoặc bồi thường cho người lao động thuê lại trong trường hợp doanh nghiệp cho thuê vi phạm hợp đồng lao động với người lao động thuê lại hoặc gây thiệt hại do không bảo đảm về quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động thuê lại.

2. Doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động phải thực hiện ký quỹ 3.000.000.000 đồng (ba tỷ đồng) tại ngân hàng thương mại (sau đây viết tắt là ngân hàng). Sau khi doanh nghiệp hoàn thành các thủ tục và nộp tiền ký quỹ theo đúng quy định của ngân hàng, ngân hàng cấp Giấy chứng nhận tiền ký quỹ kinh doanh cho thuê lại lao động cho doanh nghiệp theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.

3. Doanh nghiệp được ngân hàng nhận ký quỹ trả lãi cho số dư tiền gửi ký quỹ theo mức lãi suất do hai bên thỏa thuận phù hợp với quy định về lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam của Ngân hàng nhà nước trong từng thời kỳ.

Điều 17. Rút tiền ký quỹ

1. Tiền ký quỹ được rút trong các trường hợp sau:

a) Doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động không đủ khả năng trả lương cho người lao động thuê lại sau thời hạn 60 ngày, kể từ ngày đến thời hạn trả lương;

b) Doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động không đủ khả năng bồi thường hoặc không bồi thường cho người lao động theo quy định tại khoản 1Điều 16 Nghị định này trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định của Thanh tra lao động;

c) Không đóng, chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc theo Luật Bảo hiểm xã hội 03 tháng liên tục;

d) Khi doanh nghiệp không được cấp, cấp lại, gia hạn Giấy phép hoặc bị thu hồi Giấy phép;

e) Doanh nghiệp cho thuê đã thực hiện ký quỹ tại một ngân hàng thương mại khác và có văn bản chấp thuận của Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.

2. Thủ tục rút tiền ký quỹ được thực hiện như sau:

Khi có yêu cầu rút tiền ký quỹ, doanh nghiệp thực hiện các thủ tục, gồm:

a) Gửi văn bản đề nghị và chứng từ rút tiền ký quỹ theo mẫu của ngân hàng nhận ký quỹ;

b) Xuất trình văn bản của Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh cho phép doanh nghiệp được rút tiền ký quỹ;

c) Xuất trình giấy tờ tùy thân (chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn) của người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp thực hiện việc rút tiền ký quỹ. Trường hợp người rút tiền ký quỹ là người được ủy quyền thì xuất trình thêm văn bản ủy quyền.

Ngân hàng nhận ký quỹ có trách nhiệm kiểm tra chứng từ rút tiền ký quỹ và các văn bản, giấy tờ cần thiết nêu trên, nếu hợp pháp, hợp lệ thì ngân hàng cho doanh nghiệp thực hiện rút tiền ký quỹ.

3. Ngân hàng không được cho doanh nghiệp ký quỹ kinh doanh hoạt động cho thuê lại lao động rút tiền ký quỹ khi chưa có ý kiến bằng văn bản của Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh theo quy định tại khoản 5 Điều 24 Nghị định này.

Điều 18. Nộp bổ sung tiền ký quỹ

Các doanh nghiệp thực hiện rút tiền ký quỹ theo quy định tại điểm a, b, c khoản 1 Điều 17 Nghị định này phải nộp bổ sung tiền ký quỹ như sau:

1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày tiền được rút khỏi tài khoản ký quỹ, doanh nghiệp phải nộp bổ sung đầy đủ tiền ký quỹ theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định này.

2. Sau thời hạn quy định tại Khoản 1 Điều này, nếu doanh nghiệp cho thuê không bổ sung đầy đủ tiền ký quỹ, ngân hàng có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.

Chương IV CÔNG VIỆC ĐƯỢC THỰC HIỆN CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG

Điều 19. Danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động

1. Công việc được thực hiện cho thuê lại lao động được quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Việc cho thuê lại chỉ được thực hiện đối với các công việc nằm trong Danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động quy định tại Phụ lục VI và đảm bảo quy định tại Điều 21 Nghị định này.

3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, trình Thủ tướng Chính phủ việc sửa đổi, bổ sung Danh mục quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.

Điều 20. Thời hạn cho thuê lại lao động

1. Thời hạn cho thuê lại lao động tối đa không quá 12 tháng.

2. Khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp cho thuê không được tiếp tục cho thuê lại người lao động với bên thuê lại mà người lao động thuê lại vừa hết thời hạn cho thuê lại.

Điều 21. Các trường hợp không được cho thuê lại lao động

1. Doanh nghiệp đang xảy ra tranh chấp lao động, đình công hoặc để thay thế người lao động đang trong thời gian thực hiện quyền đình công, giải quyết tranh chấp lao động.

2. Doanh nghiệp cho thuê không thỏa thuận cụ thể về trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động thuê lại với bên thuê lại lao động.

3. Thay thế người lao động bị cho thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp hoặc vì lý do kinh tế.

4. Cho thuê lao động để làm các công việc ở những nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, trừ trường hợp người lao động đó đã sinh sống tại khu vực trên từ đủ 03 năm trở lên; công việc cho thuê lại lao động nằm trong Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

Chương V CHẾ ĐỘ BÁO CÁO

Điều 22. Báo cáo tình hình cho thuê lại lao động

1. Báo cáo tình hình cho thuê lại lao động là văn bản tổng hợp tình hình, kết quả việc thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động của doanh nghiệp cho thuê và các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan theo quy định của pháp luật.

2. Việc báo cáo phải đảm bảo nguyên tắc đầy đủ, chính xác, khách quan, kịp thời.

3. Báo cáo tình hình hoạt động cho thuê lại lao động phải được thể hiện bằng văn bản, có chữ ký và đóng dấu của người đứng đầu doanh nghiệp cho thuê. Trường hợp người đứng đầu doanh nghiệp ủy quyền cho người khác thì phải ký thừa ủy quyền của người đứng đầu doanh nghiệp, đồng thời gửi văn bản ủy quyền kèm theo.

4. Báo cáo tình hình hoạt động cho thuê lại lao động được gửi tới nơi nhận báo cáo bằng một trong các phương thức sau:

a) Gửi bằng đường bưu điện;

b) Gửi trực tiếp;

c) Gửi trên Hệ thống cấp Giấy phép hoạt động cho thuê lại điện tử (bản điện tử).

5. Doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải thực hiện báo cáo định kỳ 6 tháng và hàng. Báo cáo phải được gửi về Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh nơi cấp Giấy phép trước ngày 20 tháng 6 và 20 tháng 12 hàng năm. Mẫu báo cáo theo quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định này.

6. Doanh nghiệp cho thuê có nghĩa vụ phải báo cáo đột xuất về tình hình hoạt động cho thuê lại lao động, trong các trường hợp sau:

a) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh nơi cấp Giấy phép có yêu cầu;

b) Xảy ra tai nạn lao động nặng hoặc tai nạn lao động chết người đối với người lao động thuê lại trong quá trình cho thuê lại lao động;

c) Doanh nghiệp cho thuê hoặc bên thuê lại lao động xảy ra tranh chấp lao động; đình công hoặc doanh nghiệp cho thuê thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 14 của Nghị định này.

d) Phát sinh vụ việc mới, bất thường, có tính chất nghiêm trọng, phức tạp, liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của các bên trong hoạt động cho thuê lại lao động.

Báo cáo đột xuất của doanh nghiệp được gửi về Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh nơi cấp Giấy phép. Trường hợp báo cáo theo yêu cầu của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thì doanh nghiệp phải đồng thời gửi báo cáo về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh nơi cấp Giấy phép.

Chương VI TRÁCH NHIỆM, NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN TRONG VIỆC CẤP, CẤP LẠI, GIA HẠN, THU HỒI GIẤY PHÉP; KÝ QUỸ

Điều 23. Nghĩa vụ doanh nghiệp cho thuê lại lao động

Doanh nghiệp cho thuê lại lao động có nghĩa vụ cơ bản sau:

1. Bảo đảm điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật khi kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.

2. Tổ chức công tác kế toán, lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán.

3. Đăng ký mã số thuế, kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

4. Bảo đảm quyền, lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật về lao động; thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm.

5. Bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa, dịch vụ theo tiêu chuẩn đã đăng ký hoặc công bố.

6. Thực hiện chế độ thống kê theo quy định của pháp luật về thống kê; định kỳ báo cáo đầy đủ các thông tin về doanh nghiệp, tình hình tài chính của doanh nghiệp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo mẫu quy định; khi phát hiện các thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó.

7. Tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh.

8. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 24. Trách nhiệm của ngân hàng

1. Thực hiện đúng các quy định về mở tài khoản ký quỹ, nộp tiền ký quỹ, sử dụng tài khoản ký quỹ của doanh nghiệp cho thuê và các quy định liên quan đến tài khoản này.

2. Phong tỏa khoản tiền ký quỹ và thực hiện tính trả lãi cho số dư tiền ký quỹ theo mức lãi suất đã thỏa thuận với doanh nghiệp cho thuê. Cuối tháng, tính lãi trả cho doanh nghiệp và hạch toán vào tài khoản tiền gửi hoặc trả cho doanh nghiệp bằng tiền mặt.

3. Cấp Giấy chứng nhận tiền ký quỹ kinh doanh cho thuê lại lao động cho doanh nghiệp theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.

4. Trường hợp doanh nghiệp cho thuê vi phạm hợp đồng lao động với người lao động thuê lại hoặc gây thiệt hại do không bảo đảm về quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động thuê lại mà có văn bản của Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh buộc doanh nghiệp phải thanh toán, bồi thường thiệt hại thì ngân hàng trích tài khoản tiền ký quỹ để thực hiện thanh toán, bồi thường thiệt hại sau khi trừ chi phí dịch vụ ngân hàng.

5. Yêu cầu doanh nghiệp cho thuê nộp bổ sung tiền ký quỹ theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định này trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày tiền được trích từ tài khoản tiền ký quỹ để thanh toán, bồi thường thiệt hại. Sau thời hạn trên, nếu doanh nghiệp cho thuê không bổ sung đầy đủ số tiền ký quỹ, ngân hàng phải thông báo cho Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.

6. Hằng quý, chậm nhất vào ngày 15 của tháng đầu quý sau, các ngân hàng nhận tiền ký quỹ kinh doanh cho thuê lại lao động phải báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tình hình nhận tiền ký quỹ kinh doanh cho thuê lại lao động theo mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.

Điều 25. Trách nhiệm của Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh

  1.  Cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động đối với các doanh nghiệp có trụ sở chính trên địa bàn quản lý.
  2.  Cho phép doanh nghiệp cho thuê lại rút tiền ký quỹ theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định này. Trường hợp doanh nghiệp không được cấp, cấp lại, gia hạn hoặc bị thu hồi giấy phép thì Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh chỉ cho phép doanh nghiệp rút tiền ký sau khi doanh nghiệp đã hoàn thành trách nhiệm theo quy định tại Điều 15 Nghị định này.
  3.  Thực hiện giám sát việc thanh toán tiền lương hoặc bồi thường cho người lao động thuê lại khi doanh nghiệp thực hiện việc rút tiền ký quỹ để thực hiện công việc nêu trên.
  4.  Lưu trữ hồ sơ cấp, cấp lại, gia hạn hoặc thu hồi giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động theo quy định.
  5. Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật lao động tại các doanh nghiệp cho thuê và bên thuê lại lao động trên địa bàn quản lý.
  6.  Theo dõi, tổng hợp và báo cáo định kỳ 06 tháng , 01 năm gửi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về tình hình cho thuê lại lao động tại các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức trên địa bàn quản lý theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này.
  7.  Hướng dẫn triển khai thực hiện các quy định của Nghị định này.

Điều 26. Trách nhiệm của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

1. Thực hiện quản lý nhà nước về lĩnh vực cho thuê lại lao động trong phạm vi cả nước.

2. Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động của Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.

3. Thanh tra, kiểm tra đột xuất tình hình thực hiện pháp luật lao động về cho thuê lại lao động tại các doanh nghiệp cho thuê và doanh nghiệp thuê lại lao động.

4. Chỉ đạo Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh thu hồi quyết định cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động khi phát hiện doanh nghiệp không đảm bảo điều kiện được cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi Giấy phép theo quy định tại Nghị định này.

5. Phát hành phôi Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động theo quy định tại Điều 7 Nghị định này.

6. Công bố doanh nghiệp được cấp, cấp lại, gia hạn hoặc thu hồi giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động.

7. Duy trì, vận hành Hệ thống cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động điện tử.

Chương VII ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 27. Hiệu lực thi hành

  1.  Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày     tháng     năm 2018
  2.  Các Nghị định sau đây hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành:
  1.  Nghị định số 55/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành khoản 3 Điều 54 của Bộ luật Lao động về việc cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động, việc ký quỹ và danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động.
  2. Nghị định số 73/2014/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 29 Nghị định số 55/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành khoản 3 Điều 54 của Bộ luật Lao động về việc cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động, việc ký quỹ và danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động.

Điều 28. Điều khoản chuyển tiếp

1. Các doanh nghiệp đã được cấp Giấy phép trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành được tiếp tục thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động theo Giấy phép đã cấp nhưng phải thực hiện bổ sung ký quỹ đảm bảo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định này trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành. Khi Giấy phép hết hạn, doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy phép mới theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 9 Nghị định này.

2. Trường hợp không được cấp, cấp lại, gia hạn hoặc bị thu hồi Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, doanh nghiệp đang hoạt động cho thuê lại lao động có trách nhiệm tiếp tục thực hiện hoặc thỏa thuận thanh lý các hợp đồng cho thuê lại lao động đang thực hiện đồng thời bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động thuê lại theo đúng quy định của pháp luật lao động.

Điều 29. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

  Phạm Quang Văn

 13/09/2018
Như file gửi kèm
Không có thông tin