Tóm tắt
Thực hiện Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ năm 2018, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội được giao chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng và trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động (sau đây gọi là dự thảo Nghị định).
Lần dự thảo:

NGHĐNH

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy đnh chi tiết và  hưng dn thi hành mt sni dung ca Bộ luật Lao động

 

Căn cLut Tchc Chính phngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cBộ luật Lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012;

Theo đnghca Btrưng BLao đng - Thương binh và Xã hi;

Chính phban hành Nghđnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy đnh chi tiết và hưng dn thi hành mt s ni dung ca Bộ luật Lao động.

 

Điu 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động (sau đây gọi tắt là Nghị định số 05/2015/NĐ-CP)

1. Sửa đổi, bổ sung Khoản 6, Khoản 7 và Khoản 8 Điều 4 như sau:

“6. Chế độ nâng ngạch, nâng bậc, nâng lương: Điều kiện, thời gian, thời điểm, mức lương sau khi nâng bậc, nâng lương mà hai bên đã thỏa thuận hoặc theo thỏa ước lao động tập thể, quy chế của người sử dụng lao động.

7. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi được quy định như sau:

a) Thời giờ làm việc trong ngày, trong tuần; thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc của ngày, tuần làm việc; số ngày làm việc trong tuần mà hai bên đã thỏa thuận hoặc theo nội quy lao động của người sử dụng lao động;

b) Thời gian, thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc nghỉ trong giờ làm việc; thời gian nghỉ hằng tuần, nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, tết, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương mà hai bên đã thỏa thuận hoặc theo nội quy lao động của người sử dụng lao động.

8. Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động: Ghi cụ thể số lượng, chủng loại và thời hạn sử dụng của phương tiện bảo vệ cá nhân mà người sử dụng lao động trang cấp cho người lao động làm công việc có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại mà hai bên đã thỏa thuận hoặc theo nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể, quy chế của người sử dụng lao động.”

2. Sửa đổi Khoản 3 Điều 14 như sau:

“3. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc; trong đó:

a) Thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm: thời gian người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động; thời gian được người sử dụng lao động cử đi học được hưởng nguyên lương; thời gian nghỉ hàng tuần theo Điều 110, nghỉ việc hưởng nguyên lương theo Điều 111, Điều 112, Điều 115 và Khoản 1 Điều 116 của Bộ luật Lao động; nghỉ để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn; thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động; thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc và thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội.

b) Thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm: Thời gian người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian người lao động được người sử dụng lao động chi trả cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.

c) Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm của người lao động được tính theo năm, trường hợp có tháng lẻ thì từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng được tính bằng 1/2 năm; từ đủ 06 tháng trở lên được tính bằng 01 năm làm việc.”

3. Bãi bỏ Khoản 5 Điều 14.

4. Bổ sung Điều 14a như sau:

“Điều 14a. Thời hạn thanh toán quyền lợi của người sử dụng lao động và người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động

1. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động và người lao động có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, bao gồm: tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm, tiền bồi thường và các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên. Trường hợp đặc biệt, thời hạn thanh toán có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động.

2. Trường hợp đặc biệt nêu tại Khoản 1 Điều này, bao gồm:

a) Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;

b) Người sử dụng lao động hoặc người lao động gặp thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm;

c) Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc lý do kinh tế theo Điều 44 của Bộ luật Lao động hoặc sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã, chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản theo Điều 45 của Bộ luật Lao động.”

5. Sửa đổi tên Điều và nội dung Khoản 2 Điều 26 như sau:

“Điều 26. Tiền lương làm căn cứ để trả lương cho người lao động trong thời gian ngừng việc, nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, tết, nghỉ việc riêng có hưởng lương, tạm ứng tiền lương, khấu trừ tiền lương, bồi thường tiền lương

2. Tiền lương làm căn cứ để trả cho người lao động trong ngày nghỉ hằng năm tại Điều 111; ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc tại Điều 112; ngày nghỉ lễ, tết tại Điều 115 và ngày nghỉ việc riêng có hưởng lương tại Khoản 1 Điều 116 của Bộ luật Lao động là tiền lương ghi trong hợp đồng lao động tại thời điểm người sử dụng lao động tính trả cho người lao động.”

6. Bổ sung Khoản 7, 8 vào Điều 26 như sau:

“6. Tiền lương làm căn cứ tính cho người sử dụng lao động và người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật theo quy định tại Khoản 5 Điều 42 và Khoản 2 Điều 43 là tiền lương ghi trong hợp đồng lao động tại thời điểm người sử dụng lao động và người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.

7. Tiền lương để làm cơ sở cho người sử dụng lao động thực hiện bồi thường, trợ cấp, trả lương cho người lao động nghỉ việc do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Khoản 10, Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động là tiền lương ghi trong hợp đồng lao động tại thời điểm người lao động nghỉ việc do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.”

7. Sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 30 như sau:

“2. Cuộc họp xử lý kỷ luật lao động được tiến hành khi có mặt đầy đủ các thành phần tham dự được thông báo theo quy định tại Khoản 1 Điều này. Trường hợp người sử dụng lao động đã 03 lần thông báo bằng văn bản, mà một trong các thành phần tham dự không có mặt thì người sử dụng lao động tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động, trừ trường hợp người lao động đang trong thời gian không được xử lý kỷ luật quy định tại Khoản 4 Điều 123 của Bộ luật Lao động.

Đối với trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải theo Khoản 3 Điều 126 của Bộ luật Lao động thì sau 01 lần thông báo bằng văn bản mà một trong các thành phần tham dự không có mặt thì người sử dụng lao động tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật theo quy định, trừ trường hợp người lao động đang trong thời gian không được xử lý kỷ luật quy định tại Khoản 4 Điều 123 của Bộ luật Lao động”.

8. Sửa đổi, bổ sung Khoản 4 Điều 30 như sau:

“4. Người giao kết hợp đồng lao động và người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định này là người có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động.”

9. Sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 31 như sau:

“Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải đối với người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày làm việc cộng dồn trong phạm vi 30 ngày kể từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc hoặc 20 ngày làm việc cộng dồn trong phạm vi 365 ngày kể từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng. Người sử dụng lao động tiến hành trình tự xử lý kỷ luật sa thải đối với người lao động theo quy định tại Điều 30 của Nghị định này khi người lao động tự ý bỏ việc đủ 05 ngày làm việc hoặc 20 ngày làm việc mà không phải chờ đến hết tháng hoặc hết năm.”

Điều 2. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày      tháng     năm 2018.

Điều 3. Trách nhiệm thi hành

1. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.

2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

  Nguyễn Thị Minh

 02/05/2018
Rất mong Bộ Lao động xem xét và nghiên cứu điều chỉnh lại NĐ 05/2015/NĐ-CP để tạo thuận tiện cả cho Người Lao động và DN trong thực tế hiện nay và tránh khiếu kiện không đáng có của Người lao động, cụ thể như sau:
1. Nên bỏ việc bắt buộc quy định cụ thể các nội dung cần có của Hợp đống tại Điều 4 chứ không chỉ như trong Thông tư. Vì có nhiều nội dung này đã được quy định cụ thể trong các văn bản ...Xem tiếp

  Trần Văn Anh

 11/04/2018
Đề nghị bổ sung vào Nghị định 05/2015/NĐ-CP về quy định tính trợ cấp mất việc làm cho người lao động được hưởng thêm ít nhất là 1/2 tháng lương kể cả cho thời gian đóng báo hiểm thất nghiệp từ khi năm 2009. Vì người lao động hiện nay rất thiệt thòi về quyền lợi nếu người sử dụng lao động lấy lý do tái cơ cấu rồi cho người lao động nghỉ là mà không phải chi trợ cấp mất việc làm do đã có bảo hiểm th...Xem tiếp

  Nguyễn Thị Ánh

 23/03/2018
Điều 14 Nghị đinh 05/2015 hiện nay đang làm người lao động bị mất việc làm do lỗi của người chủ sự dụng lao động tái cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế thiệt thòi hơn nhiều với trước đây khi quy định: từ năm 2009 nếu đã đóng bảo hiểm thất nghiệp thì Người sử dụng lao động không phải chi trả trợ cấp mất việc làm (01 năm được 01 tháng lương) dẫn đến bất bình đảng cho người khi quyền lợi của họ ...Xem tiếp

  Đỗ Văn Thưởng

 13/03/2018
Doanh nghiệp chúng tôi mong muốn dự thảo sớm được đưa vào thực tiễn
Không có thông tin