Hết hạn lấy ý kiến
Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp
Ngày hết hạn: 16/05/2017
Lĩnh vực văn bản: Giáo dục nghề nghiệp
Loại văn bản: Nghị định
Tóm tắt
Nghị định này quy định về kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp, bao gồm:
1. Cấp, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.
2. Cấp, cấp lại, thu hồi thẻ kiểm định viên chất lượng giáo dục nghề nghiệp.
3. Cấp và thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.
Lần dự thảo:

NGHỊ ĐỊNH

Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp

 

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014 và Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư ngày 22 tháng 11 năm 2016;

Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định về kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.

 

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp, bao gồm:

1. Cấp, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.

2. Cấp, cấp lại, thu hồi thẻ kiểm định viên chất lượng giáo dục nghề nghiệp.

3. Cấp và thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

2. Cơ sở giáo dục đại học có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ cao đẳng, doanh nghiệp có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp (sau đây gọi là cơ sở khác có hoạt động giáo dục nghề nghiệp).

3. Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp (sau đây gọi là tổ chức kiểm định)

4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến các nội dung quy định tại Điều 1 Nghị định này.

5. Nghị định này không áp dụng đối với:

a) Trường trung cấp sư phạm, trường cao đẳng sư phạm; phân hiệu trường trung cấp sư phạm, phân hiệu trường cao đẳng sư phạm;

b) Chương trình đào tạo đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp là hoạt động đánh giá và công nhận mức độ cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc chương trình đào tạo các trình độ giáo dục nghề nghiệp đáp ứng các tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.

2. Kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp là việc đánh giá và công nhận các hoạt động của trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp, trường cao đẳng nhằm xác định mức độ đáp ứng mục tiêu giáo dục nghề nghiệp của cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo các tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp, trường cao đẳng do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.

3. Kiểm định chất lượng chương trình đào tạo các trình độ giáo dục nghề nghiệp (sau đây gọi là kiểm định chất lượng chương trình đào tạo) là việc đánh giá và công nhận các hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở khác có hoạt động giáo dục nghề nghiệp nhằm xác định mức độ đáp ứng mục tiêu giáo dục nghề nghiệp của chương trình đào tạo theo các tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng chương trình đào tạo do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.

4. Kiểm định viên chất lượng giáo dục nghề nghiệp (sau đây gọi là kiểm định viên) là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, thực hiện nhiệm vụ kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp, chương trình đào tạo các trình độ giáo dục nghề nghiệp.

Điều 4. Các hành vi bị cấm đối với tổ chức kiểm định

a) Tẩy, xóa, sửa chữa, làm thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp;

b) Gian lận, giả mạo giấy tờ, tài liệu để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.

c) Sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp giả mạo.

d) Cung cấp thông tin về kết quả kiểm định không đúng quy định

đ) Làm sai lệch kết quả kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp của đoàn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.

e) Thông tin sai về kết quả kiểm định chất lượng của cơ sở giáo dục nghề nghiệp, chương trình giáo dục nghề nghiệp trên phương tiện thông tin đại chúng.

g) Thực hiện quy trình đánh giá ngoài và công nhận kết quả kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp không đúng quy định.

 

Chương II

ĐIỀU KIỆN, THỦ TỤC, THẨM QUYỀN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

 

Mục 1

ĐIỀU KIỆN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

 

Điều 5. Điều kiện cấp, thu hồi  Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp

Tổ chức được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;

2. Bảo đảm vốn pháp định theo quy định tại Điều 6 Nghị định này;

3. Có trụ sở và phương tiện làm việc theo quy định tại Điều 7 Nghị định này;

4. Người đứng đầu tổ chức kiểm định bảo đảm điều kiện theo quy định tại Điều 8 Nghị định này;

5. Có ít nhất 10 kiểm định viên chất lượng giáo dục nghề nghiệp làm việc toàn thời gian

Điều 6. Điều kiện vốn pháp định đối vi hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp

1. Mức vốn pháp định đối với ngành nghề kinh doanh hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp là 2.000.000.000 đồng.

Tổ chức kiểm định phải duy trì mức vốn điều lệ không thấp hơn mức vốn pháp định trong suốt quá trình hoạt động.

2. Hồ sơ chứng minh điều kiện về vốn pháp định quy định tại Khoản 1 Điều này bao gồm:

a) Biên bản góp vốn của các cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần hoặc của các thành viên sáng lập đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên; quyết định giao vốn của chủ sở hữu đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; bản đăng ký vốn đầu tư của chủ sở hữu doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân và đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà chủ sở hữu là cá nhân;

b) Đối với số vốn được góp bằng tiền phải có văn bản xác nhận của ngân hàng thương mại được phép hoạt động tại Việt Nam, nơi tổ chức gửi vốn góp bằng tiền về mức vốn được gửi;

c) Đối với số vốn góp bằng tài sản phải có chứng thư của tổ chức có chức năng định giá ở Việt Nam về kết quả định giá tài sản được đưa vào góp vốn. Chứng thư phải còn hiệu lực tính đến ngày nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền.

3. Đối với doanh nghiệp nước ngoài liên doanh với doanh nghiệp trong nước phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

a) Phải là tổ chức chuyên hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, có vốn và tổng giá trị tài sản của tổ chức từ 10.000.000.000 đồng trở lên;

b) Đã có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp từ 05 năm trở lên;

c) Có giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại chứng nhận tổ chức và người đại diện phần vốn góp của tổ chức chưa có hành vi vi phạm pháp luật nước sở tại hoặc pháp luật của nước có liên quan.

Các văn bản trên phải dịch ra tiếng Việt và được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng thực và thực hiện việc hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Điều 7. Điều kiện địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện; phương tiện làm việc của tổ chức kiểm định

Địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức kiểm định phải ổn định và có thời hạn ít nhất từ 02 năm trở lên; nếu là nhà thuộc sở hữu của người đứng tên đăng ký kinh doanh thì trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy đủ điều kiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp phải có giấy tờ hợp lệ, nếu là nhà thuê thì phải có hợp đồng thuê nhà có thời hạn thuê từ 02 năm trở lên.

Có đủ phòng làm việc cho kiểm định viên với diện tích tối thiểu là 8m2/người; mỗi kiểm định viên có bộ máy tính và bàn ghế làm việc;

Điều 8. Điều kiện đối vi người đng đầu tổ chức kiểm định, chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức kiểm định

1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, lý lịch rõ ràng.

2. Có thẻ kiểm định viên chất lượng giáo dục nghề nghiệp, thẻ còn thời hạn sử dụng.

3. Đã tham gia đoàn kiểm định chất lượng trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề hoặc đoàn đánh giá ngoài trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp.

4. Trong 03 năm liền kề trước khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định, không đứng đầu doanh nghiệp đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc không tái phạm hành vi giả mạo hồ sơ xin cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Điều 9. Thay đi người đứng đầu, vốn điều lệ của tổ chức kiểm định

Khi thay đổi người đứng đầu hoặc thay đổi mức vốn điều lệ, tổ chức kiểm định phải thực hiện đúng quy định của Luật doanh nghiệp và các văn bản liên quan, bảo đảm điều kiện quy định tại Điều 5 Nghị định này; đồng thời phải thông báo bằng văn bản gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp) trong thời hạn 10 ngày làm việc, trước ngày có sự thay đổi đó.

Điều 10. Thông báo về địa điểm, địa bàn, thi gian bắt đầu hoạt động và người quản lý, người giữ chc danh chủ chốt của tổ chức kiểm định

1. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, trước ngày bắt đầu hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp, tổ chức kiểm định phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp) về địa điểm đặt trụ sở, địa bàn hoạt động; thời gian bắt đầu hoạt động; và danh sách những người quản lý, người giữ các chức danh chủ chốt của tổ chức kiểm định.

2. Trường hợp chuyển địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức kiểm định, người đứng đầu phải có văn bản gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp) về địa điểm mới trong thời hạn 15 ngày làm việc, trước ngày thực hiện việc chuyển địa điểm.

 

Mục 2

THỦ TỤC, THẨM QUYỀN CẤPTHU HỒI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG

GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

 

Điều 11. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp

1.Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp theo mẫu tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định này;

2. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp;

3. Văn bản chứng minh đủ điều kiện về vốn pháp định theo quy định tại Điều 6 Nghị định này;

4. Sơ yếu lý lịch, thẻ kiểm định viên của người đứng đầu tổ chức kiểm định theo quy định của pháp luật;

5. Sơ yếu lý lịch, thẻ kiểm định viên của tối thiểu 10 kiểm định viên làm việc toàn thời gian của tổ chức kiểm định theo quy định của pháp luật;

6. Tài liệu chứng minh đủ điều kiện về địa điểm, phương tiện làm việc theo quy định tại Điều 7 Nghị định này.

Điều 12. Thm quyền cấp hoặc thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp

1. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp hoặc thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.

Tổ chức kiểm định gửi hồ sơ theo quy định tại Điều 11 Nghị định này đến Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp để đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.

2. Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp căn cứ vào các nội dung quy định tại Mục I Chương II Nghị định này và các quy định khác có liên quan để trình Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, quyết định việc cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

3. Mẫu Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị định này.

Điều 13. Thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp

1. Tổ chức kiểm định bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp trong các trường hợp sau đây:

a) Không thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật và Nghị định này;

b) Khai báo sai sự thật về các điều kiện theo quy định tại Điều 5 Nghị định này hoặc giả mạo văn bản theo quy định tại Điều 11 Nghị định này; sửa chữa nội dung Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp;

c) Vi phạm một trong các quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định này;

d) Bị xử phạt hành chính do vi phạm pháp luật quá 03 lần;

e) Chấm dứt hoạt động;

g) Không hoạt động sau 06 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp;

h) Người ký Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp không đúng thẩm quyền;

i) Trong quá trình hoạt động, không duy trì được một trong các điều kiện quy định tại Mục 1, Chương II Nghị định này bị cơ quan có thẩm quyền lập biên bản quá 03 lần;

k) Theo đề nghị của tổ chức kiểm định.

 l) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

2. Trường hợp tổ chức kiểm định bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp thì hợp đồng đã ký giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đang thực hiện bị chấm dứt, không có hiệu lực.

 

Chương III

CẤP, CẤP LẠI, THU HỒI THẺ KIỂM ĐỊNH VIÊN

 

Điều 14. Thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi thẻ kiểm định viên và lưu trữ hồ sơ

Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp là cơ quan có thẩm quyền cấp, cấp lại và thu hồi thẻ kiểm định viên.

Điều 15. Cấp thẻ kiểm định viên

1. Người đáp ứng đủ các tiêu chuẩn và được đánh giá đạt yêu cầu theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì được cấp thẻ kiểm định viên.

2. Người có nhu cầu cấp thẻ kiểm định viên gửi trực tiếp 01 (một) bộ hồ sơ tham gia đánh giá về Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp theo quy định. Hồ sơ đăng ký đánh giá bao gồm:

a) Đơn đăng ký đánh giá (theo mẫu tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Nghị định này) kèm theo 04 ảnh màu cỡ 2x3 cm theo kiểu ảnh giấy chứng minh nhân dân được chụp trong thời gian không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ;

b) Sơ yếu lý lịch (theo mẫu tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Nghị định này) có xác nhận của thủ trưởng cơ quan, tổ chức nơi công tác hoặc của ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn nơi thường trú đối với người tham gia đánh giá không còn làm việc tại cơ quan, tổ chức tính đến thời điểm tham gia đánh giá;

c) Bản sao hợp lệ văn bằng, chứng chỉ;

d) Giấy chứng nhận sức khỏe do trung tâm y tế cấp huyện hoặc cấp tương đương trở lên cấp trong thời gian không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ;

3. Sau khi nhận được hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này, người tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu. Trường hợp hồ sơ không đủ hoặc không hợp lệ thì hướng dẫn ngay cho người nộp bổ sung. Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp có trách nhiệm tổ chức đánh giá và cấp thẻ kiểm định viên theo quy định do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

4. Thẻ kiểm định viên (theo mẫu tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Nghị định này) có thời hạn sử dụng 05 năm kể từ ngày cấp. Trên thẻ phải ghi rõ đối tượng kiểm định và thời hạn sử dụng của thẻ.

Điều 16. Cấp lại thẻ kiểm định viên

1. Thẻ kiểm định viên được cấp lại trong các trường hợp sau:

a) Thẻ hết thời hạn sử dụng theo quy định tại khoản 4 Điều 15 của Nghị định này;

b) Thẻ bị hư hỏng hoặc bị mất.

2. Thẻ kiểm định viên không được cấp lại trong các trường hợp sau:

a) Sau 03 (ba) tháng kể từ ngày hết hạn ghi trên thẻ kiểm định viên mà kiểm định viên không đề nghị cấp lại theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;

b) Trong thời hạn của thẻ kiểm định viên mà kiểm định viên không tham gia các hoạt động nghiệp vụ về kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.

3. Người có nhu cầu cấp lại thẻ kiểm định viên gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị cấp lại thẻ về Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp. Hồ sơ đề nghị cấp lại thẻ kiểm định viên bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp lại thẻ kiểm định viên (theo mẫu tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Nghị định này) kèm theo 04 ảnh màu cỡ 2x3 cm theo kiểu ảnh giấy chứng minh nhân dân được chụp trong thời gian không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ;

b) Bản kê khai quá trình tham gia hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp trong thời gian thẻ kiểm định viên có giá trị sử dụng, có xác nhận của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp hoặc có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

c) Thẻ kiểm định viên cũ, hỏng hoặc hết thời hạn sử dụng. Đối với thẻ kiểm định viên bị mất phải có văn bản giải trình lý do mất thẻ được xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.

4. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu và cấp lại thẻ kiểm định viên. Trong trường hợp không cấp lại thẻ thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

5. Đối với thẻ kiểm định viên được cấp lại theo điểm b khoản 1 Điều này, thời hạn sử dụng của thẻ, là thời hạn sử dụng còn lại của thẻ kiểm định viên cũ.

Điều 17. Thu hồi thẻ kiểm định viên

1. Thẻ kiểm định viên bị thu hồi trong những trường hợp sau:

a) Cung cấp thông tin sai về tiêu chuẩn, điều kiện để được cấp thẻ kiểm định viên;

b) Mua hoặc nhận biếu, tặng các loại cổ phiếu, tiền hoặc tài sản khác của cơ sở giáo dục nghề nghiệp được kiểm định trong thời gian tham gia đoàn đánh giá ngoài.

c) Bị tước quyền sử dụng thẻ kiểm định viên theo quy định tại khoản 8 Điều 25 Nghị định số 79/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp lần thứ 02 trong thời hạn sử dụng của thẻ kiểm định viên.

2. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày xác định rõ kiểm định viên thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp ra quyết định thu hồi thẻ kiểm định viên. Quyết định thu hồi thẻ kiểm định viên được thông báo cho cơ quan, tổ chức nơi kiểm định viên làm việc hoặc cư trú và công bố trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.

3. Sau khi có quyết định thu hồi thẻ kiểm định viên, người được cấp thẻ kiểm định viên có trách nhiệm nộp lại thẻ kiểm định viên cho Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.

 

CHƯƠNG IV

CẤP VÀ THU HỒI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẠT TIÊU CHUẨN KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

 

Điều 18. Điều kiện cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp

1. Đối với kiểm định chất lượng chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở khác có hoạt động giáo dục nghề nghiệp được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng chương trình đào tạo khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Đã thực hiện tự đánh giá chất lượng chương trình đào tạo;

b) Đã được tổ chức kiểm định đánh giá và công nhận kết quả kiểm định chất lượng chương trình đào tạo;

c) Chương trình đào tạo có kết quả kiểm định đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.

2. Đối với kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Đã thực hiện tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp;

b) Đã được tổ chức kiểm định đánh giá và công nhận kết quả kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp;

c) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có kết quả kiểm định đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.

Điều 19. Hồ sơ cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp

Hồ sơ cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp, bao gồm:

a) Báo cáo tự đánh giá chất lượng giáo dục nghề nghiệp;

b) Hồ sơ đánh giá ngoài do đoàn đánh giá ngoài của tổ chức kiểm định lập;

c) Quyết định công nhận kết quả kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp của tổ chức kiểm định.

Điều 20. Cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp

Người đứng đầu tổ chức kiểm định cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc chương trình đào tạo các trình độ giáo dục nghề nghiệp có kết quả đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng ngay khi có quyết định công nhận kết quả kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.

Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp có giá trị trong thời hạn 5 năm kể từ ngày cấp.

Tổ chức kiểm định thống nhất với cơ sở giáo dục nghề nghiệp về hình thức tổ chức trao giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp được cấp, tổ chức kiểm định báo cáo Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp. Danh sách cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở khác có hoạt động giáo dục nghề nghiệp được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp được công bố công khai trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Điều 21. Mẫu giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp

a) Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp có kích thước 190mm x 265mm, in nền hoa văn trống đồng màu hồng cánh sen; bao gồm các nội dung theo quy định như sau:

Quốc hiệu, Quốc huy và dòng chữ "Giấy chứng đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp" in màu đỏ;

Tên tổ chức kiểm định cấp giấy chứng nhận.

Thời hạn của giấy chứng nhận.

Ngày cấp giấy chứng nhận.

Chức vụ, họ tên người đứng đầu tổ chức kiểm định; chữ ký của người đứng đầu tổ chức kiểm định và dấu của tổ chức kiểm định.

Số đăng ký: số thứ tự của giấy chứng nhận, số thứ tự này sắp xếp theo từng năm.

b) Nội dung của giấy chứng nhận được in hai thứ tiếng Việt và Anh; nội dung và hình thức cụ thể của giấy chứng nhận quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được thể hiện theo mẫu tại Phụ lục 7 – Mẫu giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp và Phụ lục 8 – Mẫu giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng chương trình đào tạo.

Điều 22. In ấn, phát hành và quản lý việc sử dụng Giấy chứng nhận

Tổ chức kiểm định có trách nhiệm:

a) Thiết kế, tổ chức việc in ấn, phát hành giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp;

b) Lập và quản lý sổ theo dõi phát hành giấy chứng nhận.

Điều 23. Thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp

1. Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp bị thu hồi trong các trường hợp sau:

a) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở khác có hoạt động giáo dục nghề nghiệp bị tước quyền sử dụng có thời hạn hoặc không thời hạn quyết định thành lập, quyết định cho phép thành lập, hoặc giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trong đó có chương trình đào tạo được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng;

b) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp bị đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại khoản 1, Điều 19 của Luật Giáo dục nghề nghiệp hoặc bị giải thể theo quy định tại khoản 1, Điều 20 của Luật Giáo dục nghề nghiệp;

c) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở khác có hoạt động giáo dục nghề nghiệp không thực hiện tự đánh giá chất lượng giáo dục nghề nghiệp và không có báo cáo tự đánh giá chất lượng giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại khoản 7 Điều 25 của Nghị định này;

d) Có bằng chứng cho thấy trường không đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.

2. Thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp:

a) Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp yêu cầu tổ chức kiểm định ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp khi phát hiện cơ sở giáo dục nghề nghiệp vi phạm một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 của Điều này,;

b) Tổ chức kiểm định đề xuất với Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp xem xét chấp thuận việc thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp khi phát hiện cơ sở giáo dục nghề nghiệp vi phạm một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 của Điều này. Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp xem xét chấp thuận hay không chấp thuận việc thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp;

d) Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được yêu cầu của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp về việc thu hồi, người đứng đầu tổ chức kiểm định ra Quyết định thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.

3. Quyết định thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp được công bố công khai trên trang thông tin điện tử của tổ chức kiểm định, trang thông tin điện tử của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

 

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Điều 24. Điều khoản chuyển tiếp

1. Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cấp còn hiệu lực tính đến ngày hiệu lực của Nghị định này có giá trị tương đương giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.

2. Thẻ kiểm định viên kiểm định chất lượng đại học và trung cấp chuyên nghiệp, chứng chỉ hoàn thành khoá đào tạo kiểm định viên chất lượng cơ sở dạy nghề, chứng chỉ hoàn thành khóa đào tạo kiểm định viên chất lượng chương trình đào tạo được cấp trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành có giá trị tương đương như thẻ kiểm định viên chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến hết ngày 01 tháng 7 năm 2018.

Điều 25. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:

a)  Quyết định cấp, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp;

b) Quy định, hướng dẫn chế độ báo cáo định kỳ hằng năm, đột xuất của tổ chức kiểm định;

c) Phê duyệt kế hoạch ngắn hạn, dài hạn về kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp, kế hoạch phát triển đội ngũ kiểm định viên, kế hoạch cấp thẻ kiểm định viên hàng năm;

d) Quy định tiêu chí, tiêu chuẩn, quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp; công nhận kết quả kiểm định của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp; tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn, đánh giá cấp thẻ kiểm định viên;

đ) Xây dựng chính sách, chế độ đối với kiểm định viên, chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư cụ thể cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp;

e) Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định về kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp, xử lý vi phạm theo quy định tại Nghị định này và văn bản pháp luật có liên quan;

g) Thực hiện các quy định khác thuộc trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại Nghị định này và văn bản pháp luật có liên quan.

2. Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp có trách nhiệm:

a) Xây dựng và trình Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phê duyệt kế hoạch ngắn hạn, dài hạn về kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp, kế hoạch phát triển đội ngũ kiểm định viên giáo dục nghề nghiệp, kế hoạch cấp thẻ kiểm định viên hàng năm;

b) Tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp; thực hiện kiểm tra các điều kiện; đề xuất Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định cấp, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp;

c) Hướng dẫn chuyên môn về kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp bao gồm tự đánh giá chất lượng giáo dục nghề nghiệp, đánh giá ngoài để các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các tổ chức kiểm định và các cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện, tổng hợp, báo cáo;

d) Xây dựng, quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu về kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp và lưu trữ hồ sơ, tài liệu cần thiết liên quan đến kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước về kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp;

đ) Công bố, công khai danh sách các tổ chức kiểm định được cấp, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp, kết quả kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp, việc cấp và thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp và các phương tiện thông tin đại chúng;

e) Tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng kiểm định viên; ban hành ngân hàng đề thi đánh giá phục vụ cấp thẻ kiểm định viên;

g) Tổ chức triển khai thực hiện việc cấp thẻ kiểm định viên theo quy định tại Nghị định này;

h) Hàng năm tổng hợp, báo cáo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tình hình kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp;

i) Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện quy định về kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp, xử lý vi phạm theo quy định tại Nghị định này và văn bản pháp luật có liên quan;

k) Thực hiện các quy định khác thuộc trách nhiệm của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp về kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại Nghị định này và văn bản pháp luật có liên quan.

3. Bộ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội có trách nhiệm:

a) Chỉ đạo, kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện quy định về kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp thuộc thẩm quản lý và gửi báo cáo về Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp;

b) Xây dựng chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư cụ thể cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các chương trình đào tạo thuộc quyền quản lý đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp;

c) Phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp trong hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp;

4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:

 Chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các cơ quan chức năng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định về kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp, xử lý vi phạm theo quy định tại Nghị định này và văn bản pháp luật có liên quan theo quy định của Nghị định này.

6. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:

a) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện quản lý nhà nước về kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp tại địa phương;

b) Hướng dẫn chuyên môn cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở khác có hoạt động giáo dục nghề nghiệp, tổ chức kiểm định trên địa bàn thuộc sự quản lý về kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp theo quy định;

c) Quản lý, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện quy định về kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở khác có hoạt động giáo dục nghề nghiệp và các tổ chức kiểm định trên địa bàn do địa phương quản lý, xử lý vi phạm theo quy định tại Nghị định này và văn bản pháp luật có liên quan;

d) Định kỳ 06 tháng, hàng năm tổng hợp tình hình thực hiện quy định về kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và gửi báo cáo về Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.

7. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở khác có hoạt động giáo dục nghề nghiệp được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp:

a) Hàng năm, tổ chức tự đánh giá chất lượng giáo dục nghề nghiệp theo quy định;

b) Hàng năm, rà soát, kiện toàn bộ máy triển khai công tác kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp;

d) Thực hiện các quy định khác thuộc trách nhiệm của cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở khác có hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại Nghị định này và văn bản pháp luật có liên quan.

8. Tổ chức kiểm định:

a) Quản lý các kiểm định viên trong thời gian làm việc cho tổ chức kiểm định theo quy định của Nghị định này và văn bản pháp luật có liên quan;

b) Thông báo công khai quyết định cấp, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp trên phương tiện thông tin đại chúng;

c) Công bố danh sách cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc chương trình đào tạo được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp trên trang thông tin điện tử của tổ chức kiểm định.

d) Hàng năm, trước ngày 31/12 báo cáo Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp bằng văn bản về chất lượng kiểm định viên trong thời gian làm việc cho tổ chức kiểm định và kết quả triển khai hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp của tổ chức kiểm định;

đ) Chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát và các yêu cầu có liên quan khác của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp và cơ quan có thẩm quyền khác;

e) Thực hiện các quy định khác thuộc trách nhiệm của tổ chức kiểm định theo quy định tại Nghị định này và văn bản pháp luật có liên quan.

9. Cơ quan quản lý trực tiếp kiểm định viên:

 a) Tạo điều kiện cho các kiểm định viên tham gia các đoàn đánh giá ngoài và thực hiện các công việc chuyên môn về kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp theo quy định;

b) Phối hợp với Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp và các tổ chức kiểm định trong công tác liên quan đến kiểm định viên thuộc thẩm quyền quản lý.

Điều 26. Kinh phí hoạt động

1. Kinh phí hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp về hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp phục vụ yêu cầu quản lý Nhà nước được bố trí trong dự toán chi ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành, bao gồm: cấp, thu hồi thẻ kiểm định viên; kiểm tra, thanh tra các tổ chức kiểm định, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các đơn vị có liên quan về việc thực hiện các quy định về kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp và các nội dung khác có liên quan đến kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp để phục vụ công tác quản lý của Nhà nước đối với lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.

2. Kinh phí hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp của các tổ chức kiểm định do tổ chức kiểm định bố trí trong nguồn thu từ giá dịch vụ kiểm định và các nguồn thu hợp pháp khác.

3. Việc lập dự toán, quản lý, thanh, quyết toán kinh phí thực hiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định hiện hành.

Điều 27. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày      tháng       năm 2017.    

2. Các văn bản sau đây hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành:

a) Quyết định số 07/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 25/3/2008 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành quy định về kiểm định viên chất lượng dạy nghề;

b) Bãi bỏ các quy định về cấp và thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề quy định tại Thông tư số 42/2011/TT- BLĐTBXH ngày 29/12/2011 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành quy định về quy trình thực hiện kiểm định chất lượng dạy nghề.

Điều 28. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

Không có thông tin
Không có thông tin
Không có thông tin